/*auto readmore*/ /*auto readmore*/ /* an hien script*/ // an hien password /*an hien ma chuong trinh cong tru */ /*Scrollbox thanh cuon*/ /***Nhung CODE***/ /* dòng xanh dòng trắng */ /* https://cdnjs.com/libraries/prism lay thu vien, can vao ten file ma goi 1. copy link vao vi du:prism-python.min.js 2. ten ngon nua la python */ /*=== New posts ===*/ /*header slider*/ /*=== bai viet lien quan===*/ /*===tabcode===*/

Cơ Chế Học MAC Của Catalyst Cisco Switch - IOS

Tham khảo bài ARP trước khi đọc bài này


Với sơ đồ trên ta thấy 3 máy tính được gắng vào một switch ở giữa, mỗi máy tĩnh sẽ có 1 địa chỉ MAC và switch học các địa chỉ này (switch sẽ học tất cả các MAC address trong mạng) và lưu trong bảng MAC Address Table.

Xét Host_01 gửi dữ liệu đến Host_02, như bài ARP thì nó sẽ tạo ra Ethernet frame với source MAC của Host_01, và destination là MAC của Host_02. Switch sẽ xây dựng bảng MAC Address Table và nó chỉ lưu/học MAC address từ source MAC address của Host_01 trên công Et0/1.


Host_03 sẽ discard gói tin này (hủy ngay trên host_03 chính vì thế không ảnh hưởng gì đến quá trình học MAC của switch), Host_02 thấy destination MAC chính là MAC của mình nên trả lời cho Host_01, lúc này switch học được source MAC address đến từ port Et0/2 là MAC của host_02



Đến đây sẽ kết thúc quá trình học MAC của host_01 và host_02 vì switch đã biết được địa chỉ 2 MAC này, lần sau nó sẽ switch thay vì đẩy ra Ethernet frames ra các cổng như ban đầu.

Kiểm tra các interface trên switch dùng lệnh

Switch#show interfaces status
Port      Name               Status       Vlan       Duplex  Speed Type
Et0/0                        connected    1            auto   auto unknown
Et0/1                        connected    1            auto   auto unknown
Et0/2                        connected    1            auto   auto unknown
Et0/3                        connected    1            auto   auto unknown

Kiểm tra MAC Address Table:
Switch#show mac address-table dynamic 
          Mac Address Table
-------------------------------------------
Vlan    Mac Address       Type        Ports
----    -----------       --------    -----
   1    5000.0001.0000    DYNAMIC     Et0/1
   1    5000.0002.0000    DYNAMIC     Et0/2
   1    5000.0003.0000    DYNAMIC     Et0/3

Lệnh show mac address-table dynamic cho chúng ta biết được tất cả các địa chỉ MAC mà switch học được tự động


Nếu không có gì thì thay đổi MAC address sẽ bị xóa ra khỏi bảng MAC Address Table trong vòng 300 giây (5 phút).

Chúng ta có thể can thiệp và thay đổi thời gian này được bằng lệnh
mac address-table aging-time xxx

xxx là thời gian chúng ta muốn switch tự xóa bảng MAC

Tuy nhiên chúng ta có thể thực hiện xóa bảng MAC bằng lệnh mà không cần phải đợi hết thời gian aging-time
Switch#clear mac address-table dynamic 
Switch#

Xóa xong, thực hiện show mac address-table dynamic để show lại thì không có địa chỉ nào cả

Switch#show mac address-table dynamic     
          Mac Address Table
-------------------------------------------
Vlan    Mac Address       Type        Ports
----    -----------       --------    -----
Switch#

Noted: Các trường hợp bảng MAC bị xóa:
    • Port down
    • Thời gian lưu mặt định 300 giấy (5 phút)
    • Khởi động lại switch (vì nội dung của bảng MAC lưu trong RAM)
    • Can thiệp bằng dòng lệnh: clear mac address-table dynamic



Với mô hình nhiều switch, một port có thể học được nhiều địa chỉ MAC khác nhau. Với mô hình này cổng Et0/1 của switch Sw_1 có thể học được nhiều MAC

Sw_1#show mac address-table dynamic 
          Mac Address Table
-------------------------------------------
Vlan    Mac Address       Type        Ports
----    -----------       --------    -----
   1    5000.0001.0000    DYNAMIC     Et0/0
   1    5000.0002.0000    DYNAMIC     Et0/1
   1    5000.0003.0000    DYNAMIC     Et0/1
Total Mac Addresses for this criterion: 3

Chúng ta thấy trong bảng MAC của Sw_1 được địa chỉ MAC của Host_02 và host_03 thông cổng Et0/1.

Xong!

Exchange, Create Database, Create User, Journal Rules, Retention Policies

YÊU CẦU:
1. Tạo Database cho exchange
2. Tạo mới mail box có tên Journal và trỏ vào Database có tên MailBoxDB
3. Tạo Journal Rules
4. Enable Archive Cho User
5. Retention Policies

THỰC HIỆN:
1. Tạo Database cho exchange


thực hiện như hình, nhưng để ý nhớ chọn Enable circular logging. Tính năng này cho phép tối ưu log của databe vừa tạo, nếu không chọn logs của data này ngày một tăng sẽ làm ảnh hưởng đến tốc truy cập của user trong database này và tốn tài nguyên server.

- Tương tự tạo thêm database có tên MailBoxDB.

Thực hiện bằng Exchange Shell

New-MailboxDatabase -Name "JournalDB" -EdbFilePath E:\ExchangeData\JournalDB\JournalDB.edb -LogFolderPath "E:\ExchangeData\JournalDB\Logs"
Mount-Database -identity "JournalDB"

hoặc
Mount-Database -identity "JournalDB" -Force


2. Tạo mới mail box có tên Journal và trỏ vào Database có tên MailBoxDB

Noted: Các bạn có thể chọn bất kỳ database nào bạn thích

3. Tạo Journal Rules
Mục đích: khi email ra vào của user nào đó chúng tạo Journal để copy 1 bản sao và chuyển vào địa chỉ khác (nhân bản và chôm í). Ở đây chúng tạo journal để copy email vào ra của user Van Cong Khanh.

Thực hiện như hình.

Noted: Chúng ta có thể chọn tất cả các email thay vì 1 user cụ thể như ví dụ này; và cũng có thể chọn chỉ chôm các email gửi nhận trong nội bộ lẫn nhau, hay chỉ chôm các mail khi gửi ra ngoài (khác domain).

Exchange Shell:

New-JournalRule -Name "Journal - Van Cong Khanh" -JournalEmailAddress "journal@ABC.com" -Scope Global -Recipient khanhvc@ABC.com -Enabled $true

Xem thông vừa cài đặt:
[PS] C:\Windows\system32>Get-JournalRule "Journal - Van Cong Khanh"
Name                : Journal - Van Cong Khanh
Recipient           : khanhvc@ABC.com
JournalEmailAddress : journal@ABC.com
Scope               : Global
Enabled             : True


Kết quả


4. Enable Archive Cho User


Tạo thêm database có trên Archive (tương tự phần trên)

Enable Archive cho user

Kiểm tra:
Đăng nhập vào web mail ta thấy phần Archive đã được enable với tên là In-Place Archive-Nguyen Manh Tien (phần tên này chúng ta cũng có thay đổi tùy ý)


Kiểm tra Archive bằng Shell:

[PS] C:\Windows\system32>Get-Mailbox tiennm |fl Name, *Archive*

Name                                       : Nguyen Manh Tien
ArchiveDatabase                      : ArchiveDB
ArchiveGuid                              : dd31fe51-0be6-4508-9e92-dbf0932a4f93
ArchiveName                            : {In-Place Archive -Nguyen Manh Tien}
JournalArchiveAddress             :
ArchiveQuota                            : Unlimited
ArchiveWarningQuota               : Unlimited
ArchiveDomain                          :
ArchiveStatus                            : None
ArchiveState                              : Local
AutoExpandingArchiveEnabled : False
DisabledArchiveDatabase         : ArchiveDB
DisabledArchiveGuid                 : 7000e103-3516-4f08-9d11-2540770d7b38
ArchiveRelease                         :

[PS] C:\Windows\system32>Test-ArchiveConnectivity -UserSmtp tiennm@ABC.com

RunspaceId                         : 0b472334-fdf1-4b91-b63b-dca8691677dc
Identity                                 : tiennm@ABC.com
PrimaryMRMConfiguration  :
PrimaryLastProcessedTime :
ArchiveDomain                     :
ArchiveDatabase                  : ArchiveDB
ArchiveMRMConfiguration   :
ArchiveLastProcessedTime :
ComplianceConfiguration     : ElcV2, ValidArchiveDatabase
ItemMRMProperties             :
Result                                   : Successfully logged on to the users Archive mailbox.
Error                                     :
IsValid                                  : True
ObjectState                          : New


5. Retention Policies

Mục đích: tạo Retention Policies gán cho user theo yêu cầu:
- Email của user chỉ lưu trong Inbox 10 ngày;
- Từ ngày 11 đến ngày thứ 20 sẽ move vào archive data (data khác, server khác);
- Trong khoảng từ ngày 21 đến ngày thứ 30 các email trong Inbox, Archive sẽ bị xóa và cho phép phục hồi;
- Ngày thứ 31 trở đi sẽ xóa vĩnh viễn.


Thực hiện:
- Tạo Retention Tags theo yêu cầu trên

Tạo retention tags cho việc thực hiện Archive như hình

Tạo retention tags để thực hiện xóa mail cho vào thùng rác, chỉ để lại các mail trong vòng 20 ngày gần nhất.

 Tạo retention tags thực hiện xóa vĩnh viễn các mail đã xóa đang nằm trong thùng rác, chỉ lưu lại các mail trong vòng 30 ngày gần nhất.

- Gán 3 tags vừa tạo ở trên vào  Retention Policies


- Gán Retention Policies vừa tạo cho user email cần áp đặt policies

Kiểm tra bằng ExchangeShell

Get-Mailbox TienNM | Select RetentionPolicy
Kết quả
[PS] C:\Windows\system32>Get-Mailbox TienNM | Select RetentionPolicy
Creating a new session for implicit remoting of "Get-Mailbox" command...
RetentionPolicy
---------------
MS Archive-Delete Policies
[PS] C:\Windows\system32>

user tiennm đã sử dụng RetentionPolicy có tên là MS Archive-Delete Policies

Kiểm tra RetentionPolicy có tên là MS Archive-Delete Policies được áp cho các user nào

Kiểm tra bằng ExchangeShell
Get-Mailbox -ResultSize unlimited | Where-Object {$_.RetentionPolicy -eq "MS Archive-Delete Policies"} | Format-Table Name,RetentionPolicy -Auto

[PS] C:\Windows\system32>Get-Mailbox -ResultSize unlimited | Where-Object {$_.RetentionPolicy -eq "MS Archive-Delete Policies"} | Format-Table Name,RetentionPolicy -Auto
Name             RetentionPolicy
----             ---------------
Nguyen Manh Tien MS Archive-Delete Policies




P/s: Bài được thực hiện trên exchange 2016 và Windows 2016
Link tham khảo:
Retention Policies

Xong!

Static Route, Floating Static Routes/Dự Phòng Đường Đi Với Static Route


Sơ đồ Bài Lab:

Mô tả: Thực hiện việc cấu hình đường đi dự phòng với Static Route dựa vào Administrative Distance

Kiến thức sử dụng trong bài: Static Route, Default Route, OSPF

Yêu cầu:
1. Thực hiện đấu nối và cấu hình IP theo sơ đồ

2. Trên R1, thực cấu hình 2 default route, ưu tiên 1: trỏ về R2-IP 192.168.12.2; ưu tiên 2: trỏ về R3-IP 192.168.13.3 với AD =254

3. Chạy OSPF trên cả 3 router đảm bảo mạng hội tụ

4. Trên R1 cấu hình floating static route để dự phòng đường đi đến loopback của R2 và R3 khi OSPF lỗi quảng bá loopback cho router láng giềng

Thực hiện:
1. Thực hiện đấu nối và cấu hình IP theo sơ đồ

R1:
interface Ethernet0/0
 ip address 192.168.1.1 255.255.255.0
no shutdown
exit
!
interface Ethernet0/2
 ip address 192.168.12.1 255.255.255.0
no shutdown
exit
!
interface Ethernet0/3
 ip address 192.168.13.1 255.255.255.0
no shutdown
end
write

R2:
interface Ethernet0/2
 ip address 192.168.12.2 255.255.255.0
no shutdown
exit
!
interface Loopback2
ip address 2.2.2.2 255.255.255.255
end
write

R3:
interface Ethernet0/3
ip address 192.168.13.3 255.255.255.0
no shutdown
exit
!
interface Loopback3
 ip address 3.3.3.3 255.255.255.255
end
write

2. Trên R1, thực cấu hình 2 default route, ưu tiên 1: trỏ về R2-IP 192.168.12.2; ưu tiên 2: trỏ về R3-IP 192.168.13.3 với AD =254
R1:
ip route 0.0.0.0 0.0.0.0 192.168.12.2
ip route 0.0.0.0 0.0.0.0 192.168.13.3 254

Kiểm tra:
R1#show ip route
{...}
Gateway of last resort is 192.168.12.2 to network 0.0.0.0
S*    0.0.0.0/0 [1/0] via 192.168.12.2
      192.168.1.0/24 is variably subnetted, 2 subnets, 2 masks
C        192.168.1.0/24 is directly connected, Ethernet0/0
L        192.168.1.1/32 is directly connected, Ethernet0/0
      192.168.12.0/24 is variably subnetted, 2 subnets, 2 masks
C        192.168.12.0/24 is directly connected, Ethernet0/2
L        192.168.12.1/32 is directly connected, Ethernet0/2
      192.168.13.0/24 is variably subnetted, 2 subnets, 2 masks
C        192.168.13.0/24 is directly connected, Ethernet0/3
L        192.168.13.1/32 is directly connected, Ethernet0/3

Default route đang trỏ về IP 192.168.12.2 của R2 với AD = 1 (khi cấu hình ip route mà không gõ giá trị AD thì mặt định router sẽ cho AD =1). Việc cấu hình có thêm chỉ số AD như vậy gọi là floating static route

Kiểm tra hoạt động của Floating Static route
R1:
debug ip routing

Shutdown cổng Et0/2 trên R1 để kiểm tra
R1:
interface Et0/1
shutdown
*Apr 22 06:49:26.423: is_up: Ethernet0/2 0 state: 6 sub state: 1 line: 1
*Apr 22 06:49:26.423: RT: interface Ethernet0/2 removed from routing table
*Apr 22 06:49:26.423: RT: del 192.168.12.0 via 0.0.0.0, connected metric [0/0]
*Apr 22 06:49:26.423: RT: delete subnet route to 192.168.12.0/24
*Apr 22 06:49:26.423: RT: del 192.168.12.1 via 0.0.0.0, connected metric [0/0]
*Apr 22 06:49:26.423: RT: delete subnet route to 192.168.12.1/32
*Apr 22 06:49:26.424: RT: del 0.0.0.0 via 192.168.12.2, static metric [1/0]
*Apr 22 06:49:26.424: RT: delete network route to 0.0.0.0/0
*Apr 22 06:49:26.424: RT: default path has been cleared
*Apr 22 06:49:26.424: RT: updating static 0.0.0.0/0 (0x0)  :
   via 192.168.13.3   0
*Apr 22 06:49:26.424: RT: add 0.0.0.0/0 via 192.168.13.3, static metric [254/0]
*Apr 22 06:49:26.424: RT: default path is now 0.0.0.0 via 192.168.13.3
{...}

Hướng đi đến R2 đã bị xóa ra khỏi bảng route và R1 sẽ tự động thêm vào bảng route hướng đi của default bây giờ là thông qua R3 - IP 192.168.13.3 với AD = 254

R1#show ip route
{...}
Gateway of last resort is 192.168.13.3 to network 0.0.0.0
S*    0.0.0.0/0 [254/0] via 192.168.13.3
      192.168.1.0/24 is variably subnetted, 2 subnets, 2 masks
C        192.168.1.0/24 is directly connected, Ethernet0/0
L        192.168.1.1/32 is directly connected, Ethernet0/0
      192.168.13.0/24 is variably subnetted, 2 subnets, 2 masks
C        192.168.13.0/24 is directly connected, Ethernet0/3
L        192.168.13.1/32 is directly connected, Ethernet0/3

Ping test trên R1:
R1#ping 2.2.2.2
Type escape sequence to abort.
Sending 5, 100-byte ICMP Echos to 2.2.2.2, timeout is 2 seconds:
!!!!!
Success rate is 100 percent (5/5), round-trip min/avg/max = 1/1/1 ms

R1 có thể ping thành công được Lo2 của R2

R1#ping 3.3.3.3
Type escape sequence to abort.
Sending 5, 100-byte ICMP Echos to 3.3.3.3, timeout is 2 seconds:
U.U.U
Success rate is 0 percent (0/5)

R1 không thể ping đến được Lo3 của R3 vì mọi route mà R1 không biết mặt định nó sẽ hỏi R2 mà R2 lại không biết đường đi đến địa chỉ 3.3.3.3 nên kết quả trả về U.U.U (nếu trên windows thì chúng ta sẽ gặp thông báo destination host unreachable). Để giải quyết vấn đền này chúng cần chạy 1 giao thức route bất kỳ  trên cả 3 router để quảng bá các loopback cho router láng giềng.

3. Chạy OSPF trên cả 3 router đảm bảo mạng hội tụ.
R1
router ospf 1
exit
interface range Et0/0, Et0/2-3
ip ospf 1 area 0

R2
router ospf 1
exit
interface range Et0/2,lo2
ip ospf 1 area 0

R3
router ospf 1
exit
interface range Et0/3,Lo3
ip ospf 1 area 0

Host> ping 2.2.2.2
84 bytes from 2.2.2.2 icmp_seq=1 ttl=254 time=0.668 ms
84 bytes from 2.2.2.2 icmp_seq=2 ttl=254 time=0.746 ms
84 bytes from 2.2.2.2 icmp_seq=3 ttl=254 time=0.681 ms
84 bytes from 2.2.2.2 icmp_seq=4 ttl=254 time=0.657 ms
84 bytes from 2.2.2.2 icmp_seq=5 ttl=254 time=0.627 ms
Host> ping 3.3.3.3
84 bytes from 3.3.3.3 icmp_seq=1 ttl=254 time=0.586 ms
84 bytes from 3.3.3.3 icmp_seq=2 ttl=254 time=0.507 ms
84 bytes from 3.3.3.3 icmp_seq=3 ttl=254 time=0.497 ms
84 bytes from 3.3.3.3 icmp_seq=4 ttl=254 time=0.519 ms
84 bytes from 3.3.3.3 icmp_seq=5 ttl=254 time=0.559 ms

Host đã ping đến được các loopback của R2, R3.

4. Trên R1 cấu hình floating static route để dự phòng đường đi đến loopback của R2 và R3 khi OSPF lỗi quảng bá loopback cho router láng giềng

Kiểm tra trước khi cấu hình
R1:
R1#show ip route 2.2.2.2
Routing entry for 2.2.2.2/32
  Known via "ospf 1", distance 110, metric 11, type intra area
  Last update from 192.168.12.2 on Ethernet0/2, 00:00:04 ago
  Routing Descriptor Blocks:
  * 192.168.12.2, from 2.2.2.2, 00:00:04 ago, via Ethernet0/2
      Route metric is 11, traffic share count is 1

Ta thấy hiện tại R1 route đến 2.2.2.2 bằng giao thức OSPF với Distance 110.
Vậy để static route backup cho OSPF chúng ta sẽ điều chỉnh AD của static route lớn hơn Distance của OSPF (mặt định là 110)

 R1:
ip route 2.2.2.2 255.255.255.255 192.168.12.2 111

Bật debug trên R1 để xem log quá trình cập nhật bảng route
debug ip routing

R2
int lo2
no ip ospf 1 area 0

Không quảng bá loopback vào OSPF (nhằm mục đích test việc câp nhật bảng routing trên R1)

R1#
*Apr 22 08:10:28.344: RT: del 2.2.2.2 via 192.168.12.2, ospf metric [110/11]
*Apr 22 08:10:28.344: RT: delete subnet route to 2.2.2.2/32
*Apr 22 08:10:28.345: RT: updating static 2.2.2.2/32 (0x0)  :
    via 192.168.12.2   0
*Apr 22 08:10:28.345: RT: add 2.2.2.2/32 via 192.168.12.2, static metric [111/0]

Route 2.2.2.2 học được từ OSPF đã bị xóa và thay vào đó là route đến Lo2 của R2 học được từ static route với AD = 111
R1#show ip route 2.2.2.2
outing entry for 2.2.2.2/32
  Known via "static", distance 111, metric 0
  Routing Descriptor Blocks:
  * 192.168.12.2
      Route metric is 0, traffic share count is 1

Tương tự các bạn tự thực hiện với R3 nhé!

Xong!

Cisco, Etherchannel on Catalyst Switch

Etherchannel là kỹ thuật để bó nhiều link vật lý lại với nhau thành một link luận lý, hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem Etherchannel hoạt động thư thế nào.


Ta có sơ đồ đấu nối như hình vẽ trên. Ví dụ băng thông của đường link đấu nối giữa 2 switch là:
  • 100 MB 
Nếu PC_01 đang trao đổi dữ liệu với PC_03 và chúng sử dụng hết băng thông là 100MB, tại thời điểm đó nếu có bất cứ PC nào bên Zone_A muốn truy cập đến các PC bên Zone_B và ngược lại thì nó sẽ xảy ra hiện tượng tắc nghẽn và mọi traffic sẽ bị drop.
  • 1.000 MB
- Nếu PC_01 đang trao đổi dữ liệu với PC_03 và chúng sử dụng băng thông là 800 MB;
- Và nếu PC_02 đang trao đổi dữ liệu với PC_04 và sẽ dự định sử dụng băng thông là 500 MB, lúc này cũng xảy ra hiện tượng tắc nghẽn vì 800 MB + 500 MB = 1.200 MB > 1.000 MB băng thông của đường link.

Giải pháp:
  • Nâng cấp đường link lên 10 GB -> Quay lại bài toán về chi phí, chi phí tốn rất nhiều để nâng cấp lên 10 GB trong khi đó nhu cầu cần chỉ 1.200 MB, gây ra lãng phí
  • Gắng nhiều link lại với nhau và bó chúng lại thành một EtherChannel nhằm mục đích tăng băng thông.


Với mô hình trên chúng ta nối nhiều đường link kết nối giữa 2 switch, lúc này sẽ tạo thành vòng loop nên spanning tree sẽ block 3/4 đường link này. Chính vì thế Etherchannel ra đời để giải quyết vấn đề này bằng cách chúng tạo ra một đường link ảo single virtual link hay chúng tạo ra một đường link luận lý bao gồm nhiều đường link vật lý (trường hợp là 4 đường link).


  • Băng thông của đường link này được tính bằng tổng băng thông các đường link vật lý (4 x 1.000 MB = 4.000 MB), spanning tree xem đường link này là một đường logical link (luận lý), sẽ không có loop xảy ra và sẽ không có spaning tree tồn tại giữa các link này.
  • Etherchannel sẽ thực hiện cân bằng tải - load balancing giữa các đường link này
  • Đảm bảo tính dự phòng - redundancy, nếu trong các link vật lý bị lỗi nó vẫn làm việc với các link còn lại.
  • Etherchannel hỗ trợ cả port Layer 2 (switch port) và port Layer 3 (routed port)
Với cisco có thể sử dụng maximum là 8 đường link (8 physical interface) active tại một thời điểm, nếu số đường link lớn hơn 8 thì chúng sẽ ở trạng thái Hot-Stanby, tuy nhiên chúng ta cũng có thể điều chỉnh được số lượng đường link active tại một thời điểm, nhưng không quá 8 đường active đồng thời.

Tham khảo link Cisco Etherchannel, theo khuyến cáo thì nên sử dụng 2n đường link khi cấu hình Etherchannel.

Có hai phương thức để thiết lập Etherchannel giữa 2 switch đó là:
  • Thiết lập tĩnh (static): thiết lập Etherchannel mà không sử dụng giao thức - protocol;
  • Thương lượng tự động (dynamic)
Có hai giao thức sử dụng để thương lượng tự động Etherchannel trên các catalyst switch của cisco đó là:
  • PAgP - Port Aggregation Protocol: là giao thức độc quyền của cisco, chỉ chạy trên các dòng sản phẩm switch của cisco 
  • LACP - Link Aggregation Control Protocol: là giao thức chuẩn quốc tế IEEE được chuẩn hóa bởi chuẩn IEEE 802.3ad
Các cổng/port tham gia vào tạo và thiết lập Etherchannel thành công thì phải đảm các điều kiện:
  • Cùng tốc độ - speed
  • Cùng duplex
  • Cùng switchport mode (Access hoặc trunk)
  • Cùng native vlan
  • Cùng cho qua các danh sách vlan (allow vlan) phải giống nhau
  • Phải chọn đúng mode hoạt động ở 2 đầu thiết bị thì mới có thể xây dựng được Etherchannel





Thực hành Etherchanel

Noted: Etherchannel không thể sử dụng nếu cấu hình SPAN là port destination.

Xong!
/*header slide*/