MỤC TIÊU:
- Biết cách đọc dữ liệu nhập vào từ bàn phím
- Biết cách tạo biến để lưu trữ dữ liệu
- Biết cách sử dụng các toán tử
LÝ THUYẾT:
Các kiểu dữ liệu nguyên thủy/cơ sở trong C:
Kiểu Dữ Liệu | Từ Khóa |
---|---|
Số nguyên | int |
Số thực | float |
Số thực dạng Double | double |
Ký tự | char |
boolean | bool |
Một số kiểu cơ bản có thể được sửa đổi bởi sử dụng một hoặc nhiều modifier:
- signed (kiểu có dấu)
- unsigned (kiểu không có dấu)
- short
- long
Kiểu dữ liệu | Kích thước (byte) | Phạm vi giá trị |
---|---|---|
short int | 2 | -32768 tới 32767 |
int | 4 | -2147483648 tới 2147483647 |
long int | 4 | -2,147,483,647 tới 2,147,483,647 |
Kiểu dữ liệu | Kích thước | Phạm vi giá trị | Độ chính xác |
---|---|---|---|
float | 4 | 1.2E-38 to 3.4E+38 | 6 chữ số thập phân |
double | 8 | 2.3E-308 to 1.7E+308 | 15 chữ số thập phân |
long double | 10 | 3.4E-4932 to 1.1E+4932 | 19 chữ số thập phân |
Kiểu dữ liệu | Kích thước | Phạm vi giá trị |
---|---|---|
char or signed char | 1 | -128 to 127 |
unsigned char | 1 | 0 to 255 |
Kiểu char: Miền giá trị: 256 ký tự trong bảng mã ASCII bao gồm:
- Ký tự số: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0
- Ký tự chữ cái: a b c ... z A B C .... Z
- Ký tự đặc biệt: @ $ # % ! & * ....
Các định dạng nhập xuất thường dùng trong C
Định dạng | Kiểu dữ liệu | Ví Dụ | Kết quả | Giải thích |
---|---|---|---|---|
%c | char | printf("%c"); | ||
%s | char chuoi[] = "Hello World!"; | printf("%s",chuoi); | Hello World! | |
%s | char * (chuỗi) | printf("%.8s","Van Cong Khanh"); | Van Cong | Vì chỉ hiển thị 8 ký tự |
%s | char * (chuỗi) | printf("[%20s]","Van Cong Khanh"); | [ Van Cong Khanh] | vì độ rộng là 20 nhưng chuỗi không đủ nên chương trình phải thêm các ký tự trắng vào phía trước |
%d | int, short | printf("[%05d]", 1); | [00001] | Nếu số cần in ra không đủ 5 ký tự, chương trình tự động thêm các số 0 vào cho đủ chiều dài là 5 |
%f | float | printf("[%08.3f]", 123.45678); | [0123.456] | Chỉ lấy 3 số thập phân, nếu tổng chiều dài chưa đủ 8 ký tự thì thêm số 0 vào trước phần số nguyên |
%lf | double | "%8.3lf" | ||
%ld | long | "%-10ld" |
Ví dụ:
#include<stdio.h>
/*
Xuất chuỗi, độ rộng mỗi chuỗi là 20 ký tự,
nếu không đủ 20 thì để trống phần phía trước chuỗi (tạm hiểu căn lề phải trong trường hợp này)
*/
int main() {
char chuoi[] = "Hello World!";
char chuoi1[] = "Hello!";
printf("\n%20s%20s", chuoi, chuoi1);
printf("\n%20s%20s", chuoi1, chuoi);
}
Toán tử toán học
Toán Tử | Giải Thích | Ví Dụ |
---|---|---|
+ | Phép cộng | a + b |
- | Phép trừ | a - b |
* | Phép nhân | a * b |
/ | Phép chia lấy nguyên | a / b |
% | Phép chia lấy dư | 5 % 2 = 1; vì 5 chia 2 bằng 2 DƯ 1 |
++ | Tăng giá trị ... lên 1 đơn vị | ++a |
-- | Giảm giá trị ... xuống 1 đơn vị | --a |
Toán tử gán
Toán Tử | Ví Dụ | Giá Trị Tương Đương |
---|---|---|
= | a = 5 | a = 5 |
+= | a += 5 | a = a + 5 |
-= | a -= 5 | a = a - 5 |
-= | a -= 5 | a = a - 5 |
*= | a *= 5 | a = a * 5 |
/= | a /= 5 | a = a / 5 |
%= | a %= 5 | a = a % 5 |
Toán tử so sánh:
Toán Tử | Giải Thích | Ví Dụ |
---|---|---|
== | Bằng | a == b |
!= | Không bằng hay khác | a != b |
> | Lớn hơn | a > b |
< | Nhở hơn | a < b |
>= | Lớn hơn bằng | a >=b |
<= | Nhở hơn hoặc bằng | a <= b |
Toán tử logic:
Toán Tử | Tên | Giải Thích | Ví Dụ | Kết quả |
---|---|---|---|---|
&& | Và | Nếu tất cả các giá trị đúng thì trả về giá trị True | x < 5 && x < 10 | True |
|| | Hoặc | Trả về giá trị True nếu trong các giá trị là true | x < 5 || x < 4 | True |
! | Phủ định, | đảo ngược kết quả, trả về false nếu kết quả trả về là True | !(x < 5 && x < 10) | ?? |
Chú ý: Trong toán tử logic:
Toán tử &(và): nếu một trong
các biểu thức là sai (false) -> false
Toán tử || (hoặc): tất cả các biểu thức đều sai
(false) -> false
0 = false
1 = true
YÊU CẦU: Xây dựng chương trình:
Bài 1:
Input: nhập vào 2 số
Output:
- Xuất ra/Hiển thị tổng, hiệu của 2 số vừa nhập
- Xuất ra/Hiển thị số lớn nhất
Bài 2: Tính chu vi diện tích hình chữ nhật
Input: Nhập vào từ bàn phím chiều dài và chiều rộng
Output: Hiển thị ra màn hình chu vi và diện tích của hình chữ nhật
Output: Hiển thị ra màn hình chu vi và diện tích của hình chữ nhật
Bài 3: Tính chu vi diện tích hình tròn
Input: Nhập vào bán kính của đường tròn
Output: Hiển thị ra màn hình chu vi và diện tích của hình tròn
Output: Hiển thị ra màn hình chu vi và diện tích của hình tròn
Bài 4: Tính điểm trung bình biết hệ số của môn toán: x3, lý: x2,
hóa: x1
Input: Nhập vào từ bàn phím điểm môn Toán, Lý, Hóa
Output: Hiển thị ra màn hình điểm trung bình
Output: Hiển thị ra màn hình điểm trung bình
Bài 5:
Input: nhập vào 3 số
Output: Xuất ra/Hiển thị số lớn nhất
THỰC HIỆN:
Bài 1:
Input: nhập vào 2 số
Output:
- Xuất ra/Hiển thị tổng, hiệu của 2 số vừa nhập
Code:
#include<stdio.h>
int main()
{
int a, b;
printf("Nhap a: ");
scanf("%d", &a);
printf("Nhap b: ");
scanf("%d", &b);
//Output
printf("Tong 2 so: %d",a + b);
printf("\n"); // in ra dong trang
printf("Tong 2 so: %d",a - b);
}
- Xuất ra/Hiển thị số lớn nhất
Code:
#include<stdio.h>
// ham tim so lon nhat
int timSoLonNhat(int a, int b){
return (a >= b) ? a : b;
}
int main()
{
int a, b;
printf("Nhap a: ");
scanf("%d", &a);
printf("Nhap b: ");
scanf("%d", &b);
int maxNumber = timSoLonNhat(a, b);
printf("So lon nhat la: %d", maxNumber);
}
Bài 2: Tính chu vi diện tích hình chữ nhật
Input: Nhập vào từ bàn phím chiều dài và chiều rộng
Output: Hiển thị ra màn hình chu vi và diện tích của hình chữ nhật
Output: Hiển thị ra màn hình chu vi và diện tích của hình chữ nhật
Code:
#include<stdio.h>
int main()
{
int a, b;
printf("Nhap chieu dai: ");
scanf("%d", &a);
printf("Nhap chieu rong: ");
scanf("%d", &b);
printf("\n====================\n");
printf("Chu vi Hinh chu nhat: %d", (a + b) * 2);
printf("\n");
printf("Dien tich Hinh chu nhat: %d", a * b);
}
Bài 3: Tính chu vi diện tích hình tròn
Input: Nhập vào bán kính của đường tròn
Output: Hiển thị ra màn hình chu vi và diện tích của hình tròn
Output: Hiển thị ra màn hình chu vi và diện tích của hình tròn
Code:
#include<stdio.h>
int main()
{
int r, pi;
printf("Nhap ban kinh hinh tron: ");
scanf("%d", &r);
pi = 3.14;
printf("\n====================\n");
printf("Chu vi Hinh chu nhat: %d", (r * 2) * pi);
printf("\n");
printf("Dien tich Hinh chu nhat: %d", r * r * pi);
}
Bài 4: Tính điểm trung bình biết hệ số của môn toán: x3, lý: x2, hóa: x1
Input: Nhập vào từ bàn phím điểm môn Toán, Lý, Hóa
Output: Hiển thị ra màn hình điểm trung bình
Output: Hiển thị ra màn hình điểm trung bình
Code:
#include<stdio.h>
int main()
{
float toan, ly, hoa;
printf("Nhap diem mon Toan: ");
scanf("%f", &toan);
printf("Nhap diem mon Ly: ");
scanf("%f", &ly);
printf("Nhap diem mon Hoa: ");
scanf("%f", &hoa);
printf("\n====================\n");
printf("Diem trung binh 3 mon la: %.1f", (toan*3 + ly*2 + hoa*1)/6);
printf("\n=========HOAC===========\n");
float diemTB = (toan*3 + ly*2 + hoa*1)/6;
printf("Diem trung binh 3 mon la (Dung bien trung gian): %.1f", diemTB);
}
Bài 5:
Input: nhập vào 3 số
Output: Xuất ra/Hiển thị số lớn nhất
Gợi ý: tương tự như bài 1, chúng ta tìm số lớn nhất theo từng cặp
Code:
int maxTemp = timSoLonNhat(a, b);
int maxNumber = timSoLonNhat(c, maxTemp);
printf("So lon nhat la: %d", maxNumber);
Xong!
No comments:
Post a Comment