1. Phần mềm cài đặt
2. Ghi chú - Comments
3. Qui tắc đặt tên
4. Chương trình đầu tiên
5. Cách sử dụng phím tắt và các phím tắt gõ lệnh hay dùng
Quy tắc đặt tên tiêu chuẩn: Phải theo quy tắc chung
5. Cách sử dụng phím tắt và các phím tắt gõ lệnh hay dùng
THỰC HIỆN:
1. Phần mềm cài đặt
1. Phần mềm cài đặt
- Bộ cài đặt JDK (Java Development Kit) Download Java tại trang chủ
- Môi trường phát triển IDE (Integrated Eevelopment Environment) hay bộ soạn thảo mã nguồn NetBeans hoặc Eclipse
2. Ghi chú - Comments:
Ghi chú dùng để chú thích nhằm giúp bạn lưu lại các thông tin khi viết
chương trình như: biến số này dùng làm gì, ai là người tạo ra code này và
tạo ra lúc nào. Việc ghi chú là rất cần thiết ví dụ chúng ta làm việc theo
nhóm muốn chia sẽ code cho nhau, người được sẽ dễ hiểu hơn thông qua các
chú thích,...tại sao code dùng dòng đó,..
Vị trí comments: Đầu mỗi class, method, function,... hoặc trong nội dung
code
Ghi chú một dòng: bắt đầu bằng hai dấu gạch chéo ( //). Có nghĩa là
những gì từ vị trí // cho đến cuối dòng đều bị Java bỏ qua (sẽ không được
thực thi).
Ví dụ:
// đây là dòng chú thích máy sẽ bỏ qua dòng này
System.out.println("Hello World");
Hoặc
System.out.println("Hello World");// từ đây đến cuối dòng code Java sẽ bỏ qua không thực thi
Ghi chú nhiều dòng: bắt đầu bằng /* và kết thúc bằng */, có nghĩa
bất kỳ văn bản/code nào giữa /* và */sẽ bị Java bỏ qua không thực thi
Ví dụ:
/* đây là chú thích nhiều dòng
dòng 1
dòng 2
...
*/
System.out.println("Hello World");
Javadoc Comment: Cú pháp cơ bản giống như đối với comment trên
nhiều dòng trong java, nhưng chúng ta sẽ sử dụng cặp dấu / ** và
*/ thay cho /* và */.
3. Qui tắc đặt tên
Quy tắc chung:
- KHÔNG được dùng những từ khóa trong java như: data, const, enum, final, …
- KHÔNG được có khoảng trắng
- KHÔNG có ký tự thực hiện tính toán toán học như: cộng trừ nhân chia ...(+, -, *, / , %..)
- KHÔNG được bắt đầu bằng số
- Tên phải bắt đầu bằng chữ cái (a đến z hoặc A đến Z), kí tự $ hoặc dấu gạch dưới _. Ví dụ: Code, _code, &code.
- Java CÓ PHÂN BIỆT chữ HOA chữ thường
Quy tắc viết hoa, viết thường:
- lowercase: tất cả các chữ cái trong tên đều viết thường (Ví dụ: hocjava)
- UPPERCASE: tất cả các chữ cái trong tên đều viết hoa (Ví dụ: HOCJAVA).
- CamelCase: Camel nghĩa là con lạc đà, chữ cái đầu tiên của mỗi từ sẽ được viết hoa (ví dụ: HocJava)
- Mixed Case: Kết hợp lowercase (dùng cho từ/chữ đầu tiên) và CamelCase (ví dụ: datTenBienTrongJava)
- Đặt tên Package: Viết thường (lowercase).
- Đặt tên Project, Class và Interface: Chữ cái đầu tiên của mỗi từ phải được viết hoa (CamelCase).
- Đặt tên biến, phương thức (Method)/Hàm (Function): Theo quy tắc lowercase và CamelCase: đó là chữ cái đầu tiên của từ đầu tiên phải viết thường (lowercase) và chữ cái đầu tiên của các từ tiếp theo phải viết hoa (camelCase), ví dụ: sinhVienDaiHoc, maSoSinhVien,..., setHoTen, getHoTen,...
- Đặt tên hằng số (Constant): Theo quy tắc UPPERCASE viết hoa (Ví dụ: PI). Nếu tên hằng số có từ hai từ trở lên thì phải có dấu _ ngăn cách giữa các từ, ví dụ: HANG_SO_PI
4. Chương trình đầu tiên
- Tạo mới project
- Tạo Package
- Tạo Class
Chọn package vừa tạo -> New -> Java Class
-> (3) đặt tên cho classs -> Finish
- Soạn thảo mã nguồn và chạy chương trình
Code:
package baidautien;
/**
*
* @author khanhvc
* Chú thích nhiều dòng
*/
public class XinChao {
public static void main(String[] args) {
// đây là dòng chú thích máy sẽ bỏ qua dòng này
// chương trình chạy sẽ in ra câu "Xin Chao!"
System.out.println("Xin Chao!");
}
}
5. Cách sử dụng phím tắt và các phím tắt gõ lệnh hay dùng:
- Gõ phím tắt cần gõ > nhấn phím Ctrl + Space + Enter
Ví dụ: phím tắt của hàm main. Tại màn hình soạn thảo gõ ps + Space + Enter
ps: hàm main
sout: System.out.println (“|”);
Xong!
No comments:
Post a Comment