/*auto readmore*/ /*auto readmore*/ /* an hien script*/ // an hien password /*an hien ma chuong trinh cong tru */ /*Scrollbox thanh cuon*/ /***Nhung CODE***/ /* dòng xanh dòng trắng */ /* https://cdnjs.com/libraries/prism lay thu vien, can vao ten file ma goi 1. copy link vao vi du:prism-python.min.js 2. ten ngon nua la python */ /*=== New posts ===*/ /*header slider*/ /*=== bai viet lien quan===*/ /*===tabcode===*/

Cisco, RIP Distance Vector Routing Protocol

RIP - Routing Information Protocol là giao thức định tuyến distance vector và là giao thức định tuyến đơn giản nhất trong các giao thức định tuyến.
  • Distance: là khoảng cách, là bao xa và sử dụng metric để tính khoảng cách giữa các router
  • Vector: là hướng đi, đi đến đâu, chúng ta quan tâm vào interface và IP address của router kế tiếp mà chúng gửi dữ liệu đến.
Khảo sát hoạt động của giao thức RIP

ở hình trên, ban đầu chưa enable RIP lên các router chỉ học được các IP trên cổng connected của nó. Ở bảng routing trên ta thấy màu đỏ là các interface mà xanh là metric. RIP dùng hop count dùng để tính metric vì các routing học được là của connected nên metric là 0, giá trị metric tối đa của RIP là 15 có nghĩa là các địa chỉ từ con router 16 trở đi (tính từ vị trí đang xét) nó sẽ không đi đến được. RIP dùng port 520 UDP. Administrative Distance - AD mặt định của RIP là 120. Khi enable RIP lên các router sẽ nhận được thông tin của các mạng mà nó không biếtthêm vào bảng routing:
Ví dụ ta đi từ R1: Ban đầu R1 sẽ gửi tất cả bảng routing sang R2, R2 sẽ chỉ cập nhật 1.1.1.0/24 thôi và nó lấy metric của lớp mạng 1.1.1.0/24 vừa nhận được cộng thêm 1 rồi thêm vào bảng routing, vì 192.168.12.0/24 nó đã có và là connected nên bị loại, tiếp đến R2 sẽ gửi tất cả bảng routing của nó hiện có (bao gồm connected của nó và cái nó học được từ R1) quảng bá (lan truyền theo tin đồn) cho R3, R3 sẽ học được 192.168.12.0/24 với metric = 1 và 1.1.1.0/24 metric = 2, tương tự vậy R3 quảng bá đến R2, R2 quảng bá đến R1 sẽ có được bảng routing như hình trên. Mặt định cứ 30 giây RIP sẽ gởi tất cả bảng routing hiện có sang cho các router láng giềng.
  • Xét trường hợp có interface down
Ví dụ router interface E0/0 của R3 down, ngay lập dòng route connected 3.3.3.0/24 sẽ bị xóa ra khỏi bảng routing của R3, mà RIP thì cứ 30 giây các router sẽ gửi full bảng routing cho các láng giềng 1 lần, nên R3 học bảng routing 3.3.3.0/24 từ R2 quảng bá thông qua cổng Et0/2 với metric 2 (1 + 1 = 2) vì 3.3.3.0/24 là mạng hiện tại nó không biết.

Sau khoảng thời gian R1, R2 cũng sẽ cập nhật lại bảng routing của network 3.3.3.0/24, vì đó network mà nó không biết và nó sẽ lấy hop count mà nó nhận được và tăng lên 1.
Và khi có gói tin gửi đến đích là 3.3.3.0/24, nhưng trong bảng routing thì giữa R2 và R3 cứ gửi qua gửi lại, và có loop xảy ra ở đây. Tuy nhiên với gói tin IP có TTL (Time to Live) nên vòng lặp sẽ kết thúc nhờ TTL. Với IP packet không lặp mãi mãi như ethernet frame.

Để tránh việc loop do việc cập nhật bảng routing qua lại giữa các router chúng ta có maximum. RIP có maximum hop count là 16. 16 là không thể đi đến được unreachable vậy hop count có thể đến  được là 15.
  • Qui tắc chống loop: RIP sử dụng nguyên tắc split horizon nó mang nghĩa là nếu router đã học được network từ router láng giềng thì không được gửi quảng bá lại cái mình đã học cho router láng giềng.
Ví dụ network 3.3.3.0/24 down thì router gửi triggered update ngay lập tức cho các router láng giềng để cập nhật với metric = 16 (infinite metric) hành động này gọi là route poisoning.
 Và khi các router nhận update network down với metric =16 nó cũng trả lời cho láng giềng network down metric =16. Hành động này được gọi là route reverse
Ngoài ra, để chống loop RIP còn sử dụng thêm bộ định thời gian holddown timer. Thời gian cho holddown timer là 180 giây và làm các bước:
             + Nếu nhận thông tin update của mang 3.3.3.0/24 từ router láng giềng nếu:
                   - Thông tin giống hiện tại nó đang có hoặc metric xấu hơn, router sẽ bỏ qua thông tin và không cập nhật.
                   - Metric tốt hơn hiện tại bộ định thời gian holddown timer sẽ bị stopcập thật thông tin vào bảng routing với thông tin mới.
             + Nếu không nhận được bất kỳ thông tin về mạng 3.3.3.0/24 và holddown time đã hết, thì network 3.3.3.0/24 sẽ bị xóa ra khỏi bảng routing.
  • Các Timer
             + Update timer: là thời gian định gửi bản định tuyến ra khỏi cổng là 30 giây
             + Invalid timer: sau 30 giây mà router vẫn không nhận lại thông tin cập nhật của network nào đó thì router coi như route đi đến network này là invalid nhưng vẫn chưa xóa ra khỏi bảng định tuyến. Mặt định là 180 giây.
             + Frush timer: khi invalid vẫn còn trong bảng định tuyến, router sẽ đợi thêm 60 giây nữa mà không nhận được thông tin cập nhật của network đó thì network đó sẽ bị xóa ra khoải bảng định tuyến. Tổng thời gian là 180 + 60 = 240 giây

So sánh các verion của RIP


Tóm tắt bài học:




Xong!

No comments:

Post a Comment

/*header slide*/