/*auto readmore*/ /*auto readmore*/ /* an hien script*/ // an hien password /*an hien ma chuong trinh cong tru */ /*Scrollbox thanh cuon*/ /***Nhung CODE***/ /* dòng xanh dòng trắng */ /* https://cdnjs.com/libraries/prism lay thu vien, can vao ten file ma goi 1. copy link vao vi du:prism-python.min.js 2. ten ngon nua la python */ /*=== New posts ===*/ /*header slider*/ /*=== bai viet lien quan===*/ /*===tabcode===*/

[Tự Học Java] MOB1014-Java 1 - Bài 5 - ArrayList Thao Tác Nâng Cao - Collections P2/2

NỘI DUNG:
1. Thao tác tập hợp
2. Thao tác ArrayList nâng cao - Collections
3. Bài tập



THỰC HIỆN
1. Thao tác tập hợp

 

Phương Thức Mô Tả Ví Dụ Giải Thích
addAll(Collection) Phương thức được sử dụng để thêm tập hợp các phần tử vào danh sách mảng (hay cộng 2 danh sách mảng) Danh sách mảng a1 có các phần tử [3, 4]; a5 có các phần tử [4, 5]; a1.addAll(a2) Tạm hiểu là lấy danh sách mảng a1 + a2, lúc này kết quả sẽ là [3, 4, 4, 5]
removeAll(Collection) Hiệu 2 danh sách mảng a1.removeAll(a2) Kết quả sẽ là [3]; chỉ lấy a1, và loại bỏ các phần tử trùng nhau của danh sách mảng a1 và a2
retainAll(Collection) Chỉ lấy phần giao nhau của 2 danh sách mảng a1.retainAll(a2) Kết quả là [4]
boolean containsAll(Collection) Kiểm tra sự tồn tại (kiểm tra xem danh sách mảng này có phải là danh sách mảng con của danh sách mảng kia hay không) a1.containsAll(a2) Kết quả sẽ là false vì danh sách mảng a2 không phải là con của danh sách mảng a1, hay danh sách mảng a1 không chứa danh sách mảng a2
toArray(T[]) Chuyển đổi arraylist sang array ArrayList aList1 có các phần tử [2, 3, 4, 5]; aList1.array(tenMangMoi) Array: 2, 3, 4, 5 (KHÔNG CÓ ngoặc vuông)


Ví dụ:

import java.util.ArrayList;

public class Vidu_521 {
    public static void main(String[] args) {
        ArrayList  < Integer >  a1 = new ArrayList < Integer > ();
        a1.add(3);
        a1.add(4);
        ArrayList < Integer >  a2 = new ArrayList < Integer > ();
        a2.add(4);
        a2.add(5);
        System.out.print("a1: ");
        for(Integer x : a1){
            System.out.print(x+ " ");
        }
        System.out.print("\na2: ");
        for(Integer x : a2){
            System.out.print(x+ " ");
        }
        //--------------
        a1.addAll(a2);// HOP 2 TAP HOP
        System.out.print("\nHop 2 ArrayList(Cong 2 ArrayList):");
        for(Integer x : a1){
            System.out.print(x + " ");
        }
        //---------------
//        System.out.print("\nGiao 2 tap hop:");
//        a1.retainAll(a2);//GIAO 2 TAP HOP
//        for(Integer x : a1){
//            System.out.print(x+ " ");
//        }
        //--------------
//        System.out.print("\nHieu 2 tap hop: ");
//        a1.removeAll(a2);//HIEU 2 TAP HOP
//        for(Integer x : a1){
//            System.out.print(x+ " ");
//        }
    }
    
}
Noted: Bỏ chú thích từng đoạn để kiểm tra

2. Thao tác ArrayList nâng cao - Collections

Phương Thức Mô Tả Ví Dụ Giải Thích
int binarySearch (List list, Object key) Tìm kiếm nhị phân là một thuật toán tìm kiếm được sử dụng trong một mảng đã được sắp xếp bằng cách chia đôi mảng cần tìm kiếm nhiều lần
void fill (List list, Object value) Gán đồng loạt một giá trị chỉ định cho tất cả các phần tử trong một mảng. Arrays.fill(a, 10) Gán tất cả các phần tử của mảng có có giá trị là 10
void shuffle (List list) Xáo trộn ngẫu nhiên các phần tử của mảng
void sort (List list) Sắp xếp mảng theo giá trị tăng dần
void reverse (List list) Đảo ngược mảng Chúng ta có mảng: A, B, C, D; khi dùng hàm reverse sẽ cho kết quả: D, C, B, A
void rotate (List list, int distance) Để rotate các phần tử của List phụ thuộc vào tham số thứ 2 của phương thức đó trong Java
void swap(List list, int i, int j) Hoán đổi vị trí cho nhau Giá trị của phần thứ i và j sẽ hoán đổi cho nhau


Ví dụ:
import java.util.ArrayList;
import java.util.Collections;

public class Vidu_522 {
    public static void main(String[] args) {
        ArrayList < Integer > a = new ArrayList < Integer >();
        a.add(3);
        a.add(9);
        a.add(8);
        a.add(2);
        System.out.println("Array ban dau:");
        for(Integer x:a){
            System.out.print(x + " ");
        }
        System.out.println("\nSwap vi tri 0-2:");
        Collections.swap(a, 0, 2);
        for(Integer x:a){
            System.out.print( x + " ");
        }
        System.out.println("\nSort:");
        Collections.sort(a);
        for(Integer x:a){
            System.out.print(x + " ");
        }
        System.out.println("\nReverse:");
        Collections.reverse(a);
        for(Integer x:a){
            System.out.print(x+" ");
        }
    }
}

run:
Array ban dau:
3 9 8
Swap vi tri 0-2:
8 9 3
Sort:
2 3 8 9 
Reverse:
9 8 3 2 
BUILD SUCCESSFUL (total time: 0 seconds)

3. Bài tập
  • 5.4.2
Viết chương trình thực hiện các chức năng sau
1. Nhập danh sách họ và tên
2. Xuất danh sách vừa nhập

3. Xuất danh sách ngẫu nhiên
4. Sắp xếp giảm dần và xuất danh sách
5. Tìm và xóa họ tên nhập từ bàn phím
0. Kết thúc


Gợi ý: Tương tự mỗi yêu cầu chúng ta nên làm mỗi yêu cầu là một hàm riêng và thêm hàm về menu lựa chọn để gọi các yêu cầu và dùng Collections(shuffle, sort, reverse, remove, ..) để thực hiện các yêu cầu

Code:
import java.util.ArrayList;
import java.util.Collections;
import java.util.Scanner;

public class BaiTap_542 {
    public static void main(String[] args) {
        ArrayList < String > danhSach = new ArrayList < String >();
        Scanner in = new Scanner(System.in);
        int chon;
        do{
            luaChon();
            chon = in.nextInt();
            switch(chon){
                case 1: nhapDanhSach(danhSach); break;
                case 2: xuatDanhSach(danhSach); break;
                case 3: ngauNhien(danhSach); break;
                case 4: sapXepTangDan(danhSach); break;
                case 5: xoaDanhSach(danhSach); break;                
                default:
                    if(chon==0){
                        System.out.println("Hen gap lai!!!");
                        break;
                    }else{
                        System.out.println("1-5"); break;
                    }                    
            }
        }while(chon != 0);
    }
    
    public static void luaChon(){
        System.out.println(" >>  LUA CHON < < ");
        System.out.println("+--------------------+");
        System.out.println("| 1. Nhap danh sach ho va ten             |");
        System.out.println("| 2. Xuat danh sach vua nhap              |");
        System.out.println("| 3. Xuat danh sach ngau nhien            |");
        System.out.println("| 4. Sap xep tang dan va xuat danh sach   |");
        System.out.println("| 5. Tim va xoa ho ten nhap tu ban phim   |");
        System.out.println("| 0. Ket thuc                             |");
        System.out.println("+--------------------+");
        System.out.print(" >>  Lua chon cua ban!  ");  
    }
    
    public static void nhapDanhSach(ArrayList < String >  danhSach){
        String choice="";
        do{            
            Scanner in = new Scanner(System.in);
            System.out.print("Nhap Ho Ten: ");
            String hoten = in.nextLine();           
            System.out.print("Nhap tiep kg?(y/n)");
            choice = in.nextLine(); 
            danhSach.add(hoten);
        }while(choice.equalsIgnoreCase("y"));
    }
    
    public static void xuatDanhSach(ArrayList < String >  danhSach){
        System.out.println("------ Danh Sach Ten -----");
        int i=1;
        for(String x:danhSach){            
            System.out.println(i+"\t"+x);
            i++;
        }
    }
    
    public static void sapXepTangDan(ArrayList < String >  danhSach){
        System.out.println("------ Danh Sach Tang Dan -----");
        int i=1;
        Collections.sort(danhSach); // mat dinh sap xep tang dan
//        Collections.reverse(danhSach); // dao nguoc danh sach de co danh sach giam dan
        for(String x:danhSach){            
            System.out.println(i+"\t"+x);
            i++;
        }
    }
    
    public static void xoaDanhSach(ArrayList < String >  danhSach){
        Scanner in = new Scanner(System.in);
        boolean timThay=false;
        System.out.print("Nhap Ten: ");
        String ten = in.nextLine();
        for(int i=0;i < danhSach.size();i++){
            if(danhSach.get(i).equalsIgnoreCase(ten)){
                danhSach.remove(i);
                System.out.println("Da xoa!");
                timThay=true;
            }
        }
        if(!timThay)
            System.out.println("Khong tim thay!");
    }
    
    public static void ngauNhien(ArrayList < String >  danhSach){
        System.out.println("------ Danh Sach Ngau Nhien -----");
        int i=1;
        Collections.shuffle(danhSach);
        for(String x:danhSach){            
            System.out.println(i+"\t"+x);
            i++;
        }
    }
}

  • 5.4.3
Xây dựng ứng dụng quản lý sản phẩm (thông tin mỗi sản phẩm gồm tên và giá) theo menu sau
1. Nhập danh sách sản phẩm từ bàn phím
2. Sắp xếp giảm dần theo giá và xuất ra màn hình
3. Tìm và xóa sản phẩm theo tên nhập từ bàn phím

4. Xuất giá trung bình của các sản phẩm

Gợi ý:
Tổ chức ứng dụng tương tự bài 2
Sử dụng Collections.sort(list, comparator) để sắp xếp danh sách sản phẩm
với tiêu chí sắp xếp được định nghĩa như sau
Comparator<SanPham> comp = new Comparator<SanPham>() {
@Override
public int compare(SanPham o1, SanPham o2) {
return o1.donGia.compareTo(o2.donGia);
}
};



Xong!

[Tự Học Java] MOB1014-Java 1 - Bài 5 - ArrayList P1/2

NỘI DUNG:

1. ArrayList
2. Duyệt mảng ArrayList
3. Ví dụ
4. Bài tập

THỰC HIỆN:

Các mảng/Array chuẩn là có độ dài cố định. Sau khi các mảng được tạo, chúng không thể tăng hoặc giảm kích cỡ. Nếu mảng khai báo kích thước nhỏ thì không chứa đủ, nếu khai báo lớn thì gây lãng phí bộ nhớ,...

1. ArrayList các điểm cần chú ý:
  • Là mảng có thể thay đổi được kích thước (Khi kích cỡ này bị vượt, collection tự động được tăng. Khi các đối tượng bị gỡ bỏ, ArrayList có thể bị giảm kích cỡ.)
  • Rất mềm dẻo trong việc thêm/xóa các phần tử
  • Cho phép truy cập ngẫu nhiên, tốc độ truy xuất (get) phần tử nhanh vì nó lưu dữ liệu theo chỉ mục (index).
  • ArrayList còn cho phép thực hiện các phép toán tập hợp như hợp, giao, hiệu…

Các phương thức khởi tạo (constructor) của lớp 
  • ArrayList(): khởi tạo một danh sách mảng trống.
  • ArrayList(Collection c): khởi tạo một danh sách mảng được khởi tạo với các phần tử của collection c.
  • ArrayList(int capacity): khởi tạo một danh sách mảng mà có sức chứa (compacity) ban đầu được chỉ định. Nếu không chỉ định, mặc định là 10. Mỗi lần thêm một phần tử vào danh sách, nếu vượt quá sức chứa cho phép thì danh sách sẽ tự động tăng thêm 50% kích thước hiện có.
Cách khai báo:
    import java.util.ArrayList; // import ArrayList class
    // ArrayList kieuCu = new ArrayList(); // non-generic - kiểu cũ
    ArrayList <String> mauSac = new ArrayList <String>();  //khởi tạo oject ArrayList có tên là mauSac lưu trữ các chuỗi
    

    Các phương thức (method) hay dùng của ArrayList
    Phương Thức Mô Tả Ví Dụ Giải Thích
    boolean add(Object o) Thêm phần tử được chỉ định vào cuối một danh sách. mauSac.add("Xanh"); Thêm chuỗi "Xanh" vào cuối danh sách
    Object get(int index) Trả về phần tử tại index đã cho mauSac.get(0) Truy xuất vào phần tử thứ nhất của arraylist
    Object set(int index, Object element) Thay thế phần tử tại vị trí đã cho trong list này với phần tử đã xác định(giá trị mới) mauSac.set(1, "Vang"); Thay thế giá trị tại vị trí thứ HAI thành "Vang"
    boolean remove(Object) Xóa phần tử "Vang" ra khỏi arraylist mauSac.remove("Vang");
    Object remove(int index) Gỡ bỏ phần tử tại index đã cho mauSac.remove(1); Rỡ bỏ/xóa phần tử có Index = 1 ra khỏi arraylist
    void clear() Xóa tất cả các phần tử từ danh sách. mauSac.clear();
    int size() Kiểm tra arraylist có bao nhiêu phần tử mauSac.size();
    boolean isEmpty() Kiểm tra rỗng mauSac.isEmpty();
    boolean contains(Object) Kiểm tra sự tồn tại mauSac.contains("Xanh"); Kiểm tra Oject "Xanh" có tồn tại trong arraylist
    int indexOf(Object elem) Tìm vị trí phần tử


    Ví dụ:
    import java.util.ArrayList;
    public class ArrayList_Vidu {
        public static void main(String[] args) {
            ArrayList < String > mauSac = new ArrayList < String >(); //khởi tạo oject ArrayList có tên là mauSac lưu trữ các chuỗi
            mauSac.add("Xanh");
            mauSac.add("Do");
            mauSac.add("Trang");
            System.out.println("ArrayList: " + mauSac);        
            System.out.println("Trong ArrayList co mau 'Xanh' la: " + mauSac.contains("Xanh"));        
            System.out.println("Truy truy ArrayList: " + mauSac.get(0));
            
            mauSac.set(1, "Vang");
            System.out.println("ArrayList (VANG): " + mauSac);
            System.out.println("Tong so phan tu trong ArrayList: " + mauSac.size());
            System.out.println("Vi tri thu" + mauSac.indexOf("Trang"));
            
            mauSac.remove("Vang");
            mauSac.remove(1);
            mauSac.clear();
            
            System.out.println("Kiem tra mang rong: " + mauSac.isEmpty()); 
                   
        }
    }
    

    2. Duyệt mảng ArrayList
    Dùng FOR:
    for (int i = 0; i < duyetMang.size(); i++){
                System.out.println("Dung FOR: " + duyetMang.get(i));
            }
    

    Dùng FOREACH:
    for(Integer phanTu : duyetMang){
                System.out.println("Dung FOREARCH: " + phanTu);
            }
    

    Ví dụ:
    public class DuyetMang {
        public static void main ( String[] args) {
            ArrayList < Integer > duyetMang = new ArrayList<>();
            duyetMang.add(1);
            duyetMang.add(2);
            duyetMang.add(3);
            duyetMang.add(4);
            
            for (int i = 0; i < duyetMang.size(); i++){
                System.out.println("Dung FOR: " + duyetMang.get(i));
            }
            
            for(Integer phanTu : duyetMang){
                System.out.println("Dung FOREARCH: " + phanTu);
            }
        }
    }
    

    3. Ví dụ
    Khởi tạo class SVPoly với các biến: hoTen (String), diemTB (Double), sử dụng ArrayList <SVPoly> để nắm giữ các danh sách sinh viên, viết chương trình thực việc quản lý với các yêu cầu (người dùng được phép lựa chọn các tính năng thông qua menu chức năng):
    1. Nhập danh sách sinh viên
    2. Xuất danh sách sinh viên đã nhập
    3. Xuất danh sách sinh viên theo khoảng điểm
    4. Tìm sinh viên theo họ tên
    5. Tìm và sửa sinh viên theo họ tên
    6. Tìm và xóa theo họ tên
    7. Kết thúc

    Gợi ý:
    Mỗi yêu cầu chúng ta cần tạo một hàm riêng (6 hàm) và 1 hàm menu lựa chọn, sau đó chúng ta khai báo ở hàm main để gọi hàm menu lựa chọn, dùng switch case để xử lý (gọi hàm tương ứng) lựa chọn của người dùng.




    Class SVPoly
    code:
    public class SVPoly {
        public String hoTen;
        public Double diemTB; 
    }
    

    Code chính:
    import java.util.ArrayList;
    import java.util.Scanner;
    public class Vidu5 {
        public static void main(String[] args) {
            ArrayList< SVPoly >   danhSach = new ArrayList < SVPoly > ();
            Scanner in = new Scanner(System.in);
            int chon;
            do{
                luaChon();
                chon = in.nextInt();
                switch(chon){
                    case 1: nhapSinhVien(  danhSach); break;
                    case 2: xuatSinhVien(  danhSach); break;
                    case 3: xuatDsSvKhoangDiem(  danhSach); break;
                    case 4: timSinhVienTheoTen(  danhSach); break;
                    case 5: timSuaSinhVienTheoTen(  danhSach); break;
                    case 6: timXoaSinhVienTheoTen(  danhSach); break;
                    default:
                        if(chon==0){
                            System.out.println("Hen gap lai!!!");
                            break;
                        }else{
                            System.out.println("1-6"); break;
                        }                    
                }
            }while(chon != 0);
        }
        
        public static void luaChon(){
            System.out.println(">> LUA CHON << " );
            System.out.println("+--------------------+");
            System.out.println("| 1. Nhap danh sach sinh vien    |");
            System.out.println("| 2. Xuat danh sach sinh vien    |");
            System.out.println("| 3. Xuat DSSV theo khoang diem  |");
            System.out.println("| 4. Tim sinh vien theo ho ten   |");
            System.out.println("| 5. Tim va sua SV theo ho ten   |");
            System.out.println("| 6. Tim va xoa SV theo ho ten   |");
            System.out.println("| 0. Ket thuc        |");
            System.out.println("+--------------------+");
            System.out.print(">> Lua chon cua ban!  ");  
        }
        
        public static void nhapSinhVien(ArrayList < SVPoly >   danhSach){
            String choice="";
            do{
                SVPoly sv = new SVPoly();
                Scanner in = new Scanner(System.in);
                System.out.print("Nhap Ten SV: ");
                sv.hoTen = in.nextLine();
                System.out.print("Nhap Diem TB: ");
                sv.diemTB = in.nextDouble();in.nextLine();
                System.out.print("Nhap tiep khong?(y/n)");
                choice = in.nextLine(); 
                  danhSach.add(sv);
            }while(choice.equals("y") || choice.equals("Y"));
        }
        
        public static void xuatSinhVien(ArrayList < SVPoly >   danhSach){
            System.out.println("------ Danh Sach Sinh Vien -----");
            
            for(int i=0; i <   danhSach.size(); i++){
                System.out.println((i+1)+"\\t" +   danhSach.get(i).hoTen+"\\t"+   danhSach.get(i).diemTB);
            }
            
            //HOAC
            /* 
            int i = 1;
            for(SVPoly sv:  danhSach){            
                System.out.println(i+ "\\t"+sv.hoTen+"\\t"+sv.diemTB);
                i++;
            }
            */
        }
        
        public static void xuatDsSvKhoangDiem(ArrayList < SVPoly >   danhSach){
        }
    
        public static void timSinhVienTheoTen(ArrayList < SVPoly >   danhSach){
            Scanner in = new Scanner(System.in);
            boolean timThay = false;
            System.out.print("Nhap Ten SV can tim: ");
            String ten = in.nextLine();
            for(int i=0;i < danhSach.size();i++){
                if(  danhSach.get(i).hoTen.equalsIgnoreCase(ten)){
                    System.out.println("Da tim thay");
                    System.out.println("Ten SV: "+  danhSach.get(i).hoTen);
                    System.out.println("Diem SV: "+  danhSach.get(i).diemTB);
                    timThay = true;
                }
            }
            if(!timThay)
                System.out.println("Khong tim thay!");
        }
        
        public static void timSuaSinhVienTheoTen(ArrayList < SVPoly >   danhSach){
        }
        
        public static void timXoaSinhVienTheoTen(ArrayList < SVPoly >   danhSach){
            
        }
        
    }
    

    4. Bài Tập
    • Bài 1. Nhập danh sách số thực với (số lượng tùy ý từ bàn phím) sau đó xuất danh sách vừa nhập và tổng của nó.
    Code:
    import java.util.ArrayList;
    import java.util.Scanner;
    public class BaiTap_541 {
        public static void main(String[] args) {
            ArrayList < Double > list = new ArrayList < Double >();
            Scanner in = new Scanner(System.in);
            
            //Nhap so thuc x
            while(true){
                System.out.print("Nhap so thuc x: ");
                Double x = in.nextDouble();
                list.add(x);in.nextLine();
                System.out.print("Nhap them(Y/N):");
                if(in.nextLine().equalsIgnoreCase("N")){
                    break;
                }
            }
            
            // in so thuc
            System.out.println("================");
            System.out.println("ArrayList: ");
            for(Double x:list){
                System.out.print(x + ", ");
            }
            
            //Tinh tong
            System.out.println();
            Double sum=0.0;
            for(Double x:list){
                sum += x;            
            }
            System.out.println("Tong cac so trong ArrayList la: " + sum);
        }
    }
    



    Xong!

    [Tự Học Java] MOB1014-Java 1 - Bài 4 - Class & Object - Overloading/Nạp Chồng, Constructor/Phương Thức Khởi Tạo P2/2

    NỘI DUNG:
    1. Overloading method/Nạp chồng phương thức
    2. Constructor/Hàm xây dựng/Phương thức khởi tạo
    3. Bài tập:     
    • Tạo class mới có tên SanPham.java với các thuộc tính:  maSanPham, tenSanPham, donGia, giamGia (dùng phương thức getter và setter để đọc ghi thông tin cho sản phẩm)
    • Xây dựng phương thức nhapThongTin (đọc dữ liệu nhập vào từ bàn phím) và xuatThongTin (in thông tin sản phẩm ra màn hình)
    • Khởi tạo phương thức main với các yêu cầu:
    - Tạo ra 2 sản phẩm mới là sp1 và sp2 từ class SanPham
    - Truy xuất và gọi phương thức nhapThongTin để nhập dữ liệu từ bàn phím
    - Truy xuất và gọi phương thức xuatThongTin để in thông tin của từng sản phẩm ra màn hình
    • Xây dựng construtor cho class SanPham với các yêu cầu:
    - Đầy đủ các tham số (maSanPham, tenSanPham, donGia, giamGia)
    - Chỉ 3 tham số truyền vào (maSanPham, tenSanPham, donGia) và ngầm hiểu KHÔNG giảm giá
    - Không tham số đầu vào với các giá trị mặc định là NULL cho các trường maSanPham, tenSanPham và KHÔNG cho các trường donGia, giamGia
    • Viết chương trình tạo 2 sản phẩm có giảm giá (4  tham số đầu vào) và không giảm giá (3 tham số truyền vào) sau đó xuất thông tin 2 sản phẩm ra màn hình
    • Nâng cấp lớp SanPham bằng cách khai báo các trường dữ liệu với đặc tả truy xuất là private để hạn chế truy xuất trực tiếp đến các trường này

    THỰC HIỆN:

    1. Overloading method/Nạp chồng phương thức:

    Là các phương thức nằm cùng trong một class, được đặt tên giống nhau nhưng khác tham số truyền vào (khác kiểu dữ liệu, khác số lượng tham số).


    Ví dụ 421:
    Tạo class mới có tên SinhVien_421 với 4 phương thức có cùng 1 tên là setMaSoSV dùng để thiết lập/gán mã số sinh viên (maSoSV) với các yêu cầu:
    • Gán maSoSV là "SV999" nếu phương thức đó không có tham số truyền vào
    • Gán maSoSV là chuỗi truyền vào, nếu dữ liệu truyền vào là chuỗi
    • Gán maSoSV là "SV" + số truyền vào, nếu dữ liệu truyền vào là số
    • Gán maSoSV là chuỗi + số, nếu dữ liệu truyền với 2 tham số (tham số thứ nhất là chuỗi, tham số thứ 2 là số) 
    Code:
    public class SinhVien_421 {
        public String maSoSV;
    
        // === GETTING ===
        public String getMaSoSV() {
            return maSoSV;
        }
        
        // === SETTING ===
        public void setMaSoSV() {
            this.maSoSV = "SV999";
        }
        
        public void setMaSoSV(String laChuoi) {
            this.maSoSV = laChuoi;
        }
        
        public void setMaSoSV(int laSo) {
            this.maSoSV = "SV" + laSo;
        }
        
        public void setMaSoSV(String laChuoi, int laSo) {
            this.maSoSV = laChuoi + laSo;
        }
           
    }
    

    Tạo class main có tên Main_SinhVien_421, tạo đối tượng sinh viên mới trong class, truy cập và truyền dữ liệu cho các phương thức tương ứng, truy xuất vào phương thức getting để in ra dữ liệu theo yêu cầu.

    Code:
    public class Main_SinhVien_421 {
        public static void main(String[] args) {
            SinhVien_421 svNapChong = new SinhVien_421();
            
            svNapChong.setMaSoSV();
            System.out.println("Ma so SV (KHONG THAM SO): " + svNapChong.getMaSoSV());
            
            svNapChong.setMaSoSV("SV123");
            System.out.println("Ma so SV (LA CHUOI): " + svNapChong.getMaSoSV());
            
            svNapChong.setMaSoSV(456);
            System.out.println("Ma so SV (LA SO): " + svNapChong.getMaSoSV());
            
            svNapChong.setMaSoSV("SV", 789);
            System.out.println("Ma so SV (LA CHUOI, va LA SO): " + svNapChong.getMaSoSV());
            
        }
    }
    

    Kết quả:
    run:
    Ma so SV (KHONG THAM SO): SV999
    Ma so SV (LA CHUOI): SV123
    Ma so SV (LA SO): SV456
    Ma so SV (LA CHUOI, va LA SO): SV789
    BUILD SUCCESSFUL (total time: 0 seconds)

    2. Constructor/Hàm xây dựng/Phương thức khởi tạo
    • Constructor là phương thức đặc biệt để tạo ra đối tượng/object, nó được gọi tự động và được gọi đầu tiên khi một object được khởi tạo
    • Constructor phải có tên trùng với tên lớp/class
    • Constructor không có giá trị trả về, có thể có hoặc không có tham số truyền vào
    • Contructor có thể bị nạp chồng (overloading)
    • Nếu một class chưa khai báo constructor thì sẽ được JAVA cung cấp một constructor mặc định (không tham số truyền vào)
    Noted: Khi cần khởi tạo giá trị mặc định cho đối tượng thì chúng ta dùng constructor


    Ví dụ 422
    • Khởi tạo class có tên SinhVien_422 với 3 biến (maSoSV, hoTen, namSinh) và xây dựng hàm/constructor:
    - Gán giá trị mặc định cho các biến trên nếu chúng không có giá trị truyền vào
    - Gán giá trị cho các biến là các giá trị của biến truyền vào
    • Xây dựng phương thức hiển thị thông tin sinh viên
    • Khởi tạo hàm main, tạo mới đối tượng và gọi phương thức hiện thị sinh viên
    Code:
    public class SinhVien_422 {
        public String maSoSV;
        public String hoTen;
        public int namSinh;
        
        // CONSTRUCTOR
        // Gán giá trị mặc định cho các biến trên nếu chúng không có giá trị truyền vào
    public SinhVien_422() { this.maSoSV = "SV000"; this.hoTen = "Tony TEO"; this.namSinh = 2000; } //Gán giá trị cho các biến là các giá trị của biến truyền vào
    public SinhVien_422(String maSoSV, String hoTen, int namSinh) { this.maSoSV = maSoSV; this.hoTen = hoTen; this.namSinh = namSinh; } // hien thi/in thong tin sinh vien public void inThongTinSV(){ System.out.println("Ma SV: " + this.getMaSoSV()); System.out.println("Ho ten: " + this.getHoTen()); System.out.println("Nam sinh: " + this.namSinh); } // GETTING public String getMaSoSV() { return maSoSV; } public String getHoTen() { return hoTen; } public int getNamSinh() { return namSinh; } // SETTING public void setMaSoSV(String maSoSV) { this.maSoSV = maSoSV; } public void setHoTen(String hoTen) { this.hoTen = hoTen; } public void setNamSinh(int namSinh) { this.namSinh = namSinh; } }

    • Khởi tạo hàm main, tạo mới đối tượng và gọi phương thức hiện thị sinh viên
    Code:
    public class Main_SinhVien_422 {
        public static void main(String[] args) {
            SinhVien_422 sv4221 = new SinhVien_422();
            sv4221.inThongTinSV();
            
            System.out.println("==================");
            SinhVien_422 sv4222 = new SinhVien_422("SV123", "Van Cong Khanh", 2222);
            sv4222.inThongTinSV();
            
        }
    }
    

    Kết quả:
    run:
    Ma SV: SV000
    Ho ten: Tony TEO
    Nam sinh: 2000
    ==================
    Ma SV: SV123
    Ho ten: Van Cong Khanh
    Nam sinh: 2222
    BUILD SUCCESSFUL (total time: 0 seconds)


    3. Bài Tập:

    • Tạo class mới có tên SanPham.java với các thuộc tính:  maSanPham, tenSanPham, donGia, giamGia (dùng phương thức getter và setter để đọc ghi thông tin cho sản phẩm)
    • Xây dựng phương thức nhapThongTin (đọc dữ liệu nhập vào từ bàn phím) và xuatThongTin (in thông tin sản phẩm ra màn hình)
    Code:
    import java.util.Scanner;
    public class SanPham {
        public String maSanPham;
        public String tenSanPham;
        public double donGia;
        public double giamGia;
    
        /*
        Tạo class mới có tên SanPham.java với các thuộc tính:  
        maSanPham, tenSanPham, donGia, giamGia 
        (dùng phương thức getter và setter để đọc ghi thông tin cho sản phẩm)
        */
        
        // SETTER
        public void setMaSanPham(String maSanPham) {
            this.maSanPham = maSanPham;
        }
    
        public void setTenSanPham(String tenSanPham) {
            this.tenSanPham = tenSanPham;
        }
    
        public void setDonGia(double donGia) {
            this.donGia = donGia;
        }
    
        public void setGiamGia(double giamGia) {
            this.giamGia = giamGia;
        }
        
        //GETTER
    
        public String getMaSanPham() {
            return maSanPham;
        }
    
        public String getTenSanPham() {
            return tenSanPham;
        }
    
        public double getDonGia() {
            return donGia;
        }
    
        public double getGiamGia() {
            return giamGia;
        }
        
        /*
        Xây dựng phương thức nhapThongTin (đọc dữ liệu nhập vào từ bàn phím), 
        và xuatThongTin (in thông tin sản phẩm ra màn hình)
        */
        // NHAP THONG TIN CHO SAN PHAM
        public void nhapThongTin(){
            Scanner in = new Scanner(System.in);
            
            System.out.print("Ma san pham: ");
            maSanPham = in.nextLine();
            System.out.print("Ten san pham: ");
            tenSanPham = in.nextLine();
            System.out.print("Gia san pham: ");
            donGia = in.nextDouble();
            System.out.print("Giam gia: ");
            giamGia = in.nextDouble();
        }
           
        // IN THONG TIN SAN PHAM RA MAN HINH
        public void xuatThongTin(){
            System.out.println("Ma san pham: " + this.maSanPham);
            System.out.println("Ten san pham: " + this.tenSanPham);
            System.out.println("Gia san pham: " + this.donGia);
            System.out.println("Giam gia: " + this.giamGia);
        } 
    }
    
    • Khởi tạo phương thức main với các yêu cầu:
    - Tạo ra 2 sản phẩm mới là sp1 và sp2 từ class SanPham
    - Truy xuất và gọi phương thức nhapThongTin để nhập dữ liệu từ bàn phím
    - Truy xuất và gọi phương thức xuatThongTin để in thông tin của từng sản phẩm ra màn hình

    Code:
    public class Main_SanPham {
        public static void main(String[] args) {
    /*
    Khởi tạo phương thức main với các yêu cầu:
    - Tạo ra 2 sản phẩm mới là sp1 và sp2 từ class SanPham
    - Truy xuất và gọi phương thức nhapThongTin để nhập dữ liệu từ bàn phím
    - Truy xuất và gọi phương thức xuatThongTin để in thông tin của từng sản phẩm ra màn hình
    */
            SanPham sp1 = new SanPham();
            SanPham sp2 = new SanPham();
            
            sp1.nhapThongTin();
            sp2.nhapThongTin();
            
            System.out.println("================");
            sp1.xuatThongTin();
            System.out.println();
            sp2.xuatThongTin();
        }
    }
    

    • Xây dựng phương thức getThueThuNhap là 10% giá sản phẩm với phạm vi truy cập chỉ trong class SanPham (gợi ý: dùng private), bổ sung thông tin của phương thức thuế thu nhập vào phương thức xuatThongTin
    Code:
    /*
        Xây dựng phương thức getThueThuNhap với phạm vi truy cập chỉ trong class SanPham
        */
        private double getThueThuNhap(){
            return donGia*0.1;
        }
            
        public void xuatThongTin(){
            System.out.println("Ma san pham: " + this.maSanPham);
            System.out.println("Ten san pham: " + this.tenSanPham);
            System.out.println("Gia san pham: " + this.donGia);
            System.out.println("Giam gia: " + this.giamGia);
            
            //bổ sung thông tin của phương thức thuế thu nhập vào phương thức xuatThongTin
            System.out.println("Thue thu nhap: " + this.getThueThuNhap());
        } 
    

    • Xây dựng construtor cho class SanPham với các yêu cầu:
    - Đầy đủ các tham số (maSanPham, tenSanPham, donGia, giamGia)
    - Chỉ 3 tham số truyền vào (maSanPham, tenSanPham, donGia) và ngầm hiểu KHÔNG giảm giá
    - Không tham số đầu vào với các giá trị mặc định là NULL cho các trường maSanPham, tenSanPham và KHÔNG cho các trường donGia, giamGia
    Code:
    // CONSTRUCTOR
    /*
    Xây dựng construtor cho class SanPham với các yêu cầu:
    - Đầy đủ các tham số (maSanPham, tenSanPham, donGia, giamGia)
    - Chỉ 3 tham số truyền vào (maSanPham, tenSanPham, donGia) và ngầm hiểu KHÔNG giảm giá
    - Không tham số đầu vào với các giá trị mặc định là NULL cho các trường maSanPham, tenSanPham và KHÔNG cho các trường donGia, giamGia
    */
        
        public SanPham(String maSanPham, String tenSanPham, double donGia, double giamGia) {
            this.maSanPham = maSanPham;
            this.tenSanPham = tenSanPham;
            this.donGia = donGia;
            this.giamGia = giamGia;
        }
        
        public SanPham(String maSanPham, String tenSanPham, double donGia) {
            this.maSanPham = maSanPham;
            this.tenSanPham = tenSanPham;
            this.donGia = donGia;
            this.giamGia = 0;
        }
        
        public SanPham() {
            this.maSanPham = "";
            this.tenSanPham = "";
            this.donGia = 0;
            this.giamGia = 0;
        }
    

    • Viết chương trình tạo 2 sản phẩm có giảm giá (4  tham số đầu vào) và không giảm giá (3 tham số truyền vào) sau đó xuất thông tin 2 sản phẩm ra màn hình
    Code:
    import java.util.Scanner;
    public class Main_SanPham_Constructor {
        public static void main(String[] args) {
            Scanner in = new Scanner(System.in);
            
            String maSanPham, tenSanPham;
            double donGia,giamGia;
            
            System.out.print("Ma san pham: ");
            maSanPham = in.nextLine();
            System.out.print("Ten san pham: ");
            tenSanPham = in.nextLine();
            System.out.print("Gia san pham: ");
            donGia = in.nextDouble();
            System.out.print("Giam gia: ");
            giamGia = in.nextDouble();
            
            SanPham sp1 = new SanPham(tenSanPham, maSanPham, donGia, giamGia);     
            System.out.println("-----");
            sp1.xuatThongTin();
            
            /*
            SAN PHAM 2
            */
            in.nextLine();
            System.out.println();
            System.out.println("===============");
            System.out.print("Ma san pham: ");
            maSanPham = in.nextLine();
            System.out.print("Ten san pham: ");
            tenSanPham = in.nextLine();
            System.out.print("Gia san pham: ");
            donGia = in.nextDouble();
    
            SanPham sp2 = new SanPham(tenSanPham, maSanPham, donGia); 
            System.out.println("-----");
            sp2.xuatThongTin();     
            
            
        }
    }
    

    • Nâng cấp lớp SanPham bằng cách khai báo các trường dữ liệu với đặc tả truy xuất là private để hạn chế truy xuất trực tiếp đến các trường này
    Chúng ta chỉ cần thay thế từ khóa public thành từ khóa private cho các trường dữ liệu là được

    Code:
        private String maSanPham;
        private String tenSanPham;
        private double donGia;
        private double giamGia;
    

    FULL code của class SanPham
    import java.util.Scanner;
    public class SanPham {
        private String maSanPham;
        private String tenSanPham;
        private double donGia;
        private double giamGia;
    
        /*
        Tạo class mới có tên SanPham.java với các thuộc tính:  
        maSanPham, tenSanPham, donGia, giamGia 
        (dùng phương thức getter và setter để đọc ghi thông tin cho sản phẩm)
        */
        
        // SETTER
        public void setMaSanPham(String maSanPham) {
            this.maSanPham = maSanPham;
        }
    
        public void setTenSanPham(String tenSanPham) {
            this.tenSanPham = tenSanPham;
        }
    
        public void setDonGia(double donGia) {
            this.donGia = donGia;
        }
    
        public void setGiamGia(double giamGia) {
            this.giamGia = giamGia;
        }
        
        //GETTER
    
        public String getMaSanPham() {
            return maSanPham;
        }
    
        public String getTenSanPham() {
            return tenSanPham;
        }
    
        public double getDonGia() {
            return donGia;
        }
    
        public double getGiamGia() {
            return giamGia;
        }
        
        /*
        Xây dựng phương thức getThueThuNhap với phạm vi truy cập chỉ trong class SanPham
        */
        private double getThueThuNhap(){
            return donGia*0.1;
        }
        
        
        /*
        Xây dựng phương thức nhapThongTin (đọc dữ liệu nhập vào từ bàn phím), 
        và xuatThongTin (in thông tin sản phẩm ra màn hình)
        */
        // NHAP THONG TIN CHO SAN PHAM
        public void nhapThongTin(){
            Scanner in = new Scanner(System.in);
            
            System.out.print("Ma san pham: ");
            maSanPham = in.nextLine();
            System.out.print("Ten san pham: ");
            tenSanPham = in.nextLine();
            System.out.print("Gia san pham: ");
            donGia = in.nextDouble();
            System.out.print("Giam gia: ");
            giamGia = in.nextDouble();
        }
           
        // IN THONG TIN SAN PHAM RA MAN HINH
        public void xuatThongTin(){
            System.out.println("Ma san pham: " + this.maSanPham);
            System.out.println("Ten san pham: " + this.tenSanPham);
            System.out.println("Gia san pham: " + this.donGia);
            System.out.println("Giam gia: " + this.giamGia);
            
            //bổ sung thông tin của phương thức thuế thu nhập vào phương thức xuatThongTin
            System.out.println("Thue thu nhap: " + this.getThueThuNhap());
        } 
        
        // CONSTRUCTOR
    /*
    Xây dựng construtor cho class SanPham với các yêu cầu:
    - Đầy đủ các tham số (maSanPham, tenSanPham, donGia, giamGia)
    - Chỉ 3 tham số truyền vào (maSanPham, tenSanPham, donGia) và ngầm hiểu KHÔNG giảm giá
    - Không tham số đầu vào với các giá trị mặc định là NULL cho các trường maSanPham, tenSanPham và KHÔNG cho các trường donGia, giamGia
    */
        
        public SanPham(String maSanPham, String tenSanPham, double donGia, double giamGia) {
            this.maSanPham = maSanPham;
            this.tenSanPham = tenSanPham;
            this.donGia = donGia;
            this.giamGia = giamGia;
        }
        
        public SanPham(String maSanPham, String tenSanPham, double donGia) {
            this.maSanPham = maSanPham;
            this.tenSanPham = tenSanPham;
            this.donGia = donGia;
            this.giamGia = 0;
        }
        
        public SanPham() {
            this.maSanPham = "";
            this.tenSanPham = "";
            this.donGia = 0;
            this.giamGia = 0;
        }
        
    }
    


    Xong!

    [Tự Học Java] MOB1014-Java 1 - Bài 4 - Class & Object / Lớp & Đối Tượng P1/2

    Các điểm chính của lập trình hướng thủ tục và lập trình hướng đối tượng
    Lập trình hướng thủ tục:
    • Giải quyết vấn đề từng bước cho đến khi đạt yêu cầu
    • Lập trình từ trên xuống
    • Lập trình theo hàm -> chỉ tạo ra hàm xử lý khi gặp vấn đề nào đó

    Lập trình hướng đối tượng:
    • Dựa trên nền tảng các lớp đã xây dựng sẵn
    • Xác định trước các chức năng cần phải thực hiện

    Đặt điểm OOP:
    • OOP (Object-oriented programming) - Lập trình hướng đối tượng là kiểu lập trình lấy đối tượng làm nền tảng.
    • Đơn giản hóa việc phát triển chương trình
    • Tạo ra các chương trình có tính mềm dẻo và linh động cao
    • Dễ dàng phát triển, bảo trì và nâng cấp

    NỘI DUNG:
    1. Làm quen lớp, đối tượng, thuộc tính và phương thức
    2. Getter và Setter
    3. Qui tắc đặt tên 
    4. Phạm vi truy cập

    THỰC HIỆN:

    1. Làm quen lớp, đối tượng, thuộc tính và phương thức
    • Class/Lớp: chỉ là cái gì đó chung chung chưa áp chỉ một cái nào cả, như là một khuôn mẫu được sử dụng mô tả các đối thượng cùng loại
    • Object/Đối tượng: là cái cụ thể nào đó bao gồm các thuộc tính (là các danh từ/thuộc tính), các phương thức (hàm..)



    • Property/Thuộc tính/Trường dữ liệu: là các đặc điểm, đặc tính của một lớp. Ví dụ: Cao, mập, tóc dài, da trắng,..
    • Method/Phương thức: Là các hành động có thể được thực hiện từ lớp. Phương thức cũng giống như hàm, nhưng là hàm riêng của từng lớp. Ví dụ: ăn, ngủ, chạy, ...

    Ví dụ 4.1:
    • Viết chương trình tạo lớp/class sinh viên với các thuộc tính: maSoSV, hoTen, diemTrungBinh.
    • Xây dựng phương thức nhận dữ liệu truyền vào cho đối tượng sinh viên (từ class Main)
    • Xây dựng phương thức xếp loại học lực dựa vào điểm trung bình sau đó trả về kết quả nếu < 5 là Yếu, < 7 là Trung Bình, còn lại là Khá Giỏi
    • Xây dựng phương thức in thông tin sinh viên có tên In_SinhVien.
    • Tạo mới đối tượng sinh viên, truyền/gán dữ liệu cho các thuộc tính của sinh viên, gọi phương thức In_SinhVien

    Hướng dẫn: 
    • Tạo class mới có tên SinhVien_1.java (KHÔNG có phương thức main)
    Code:
    public class SinhVien_1 {
        public String maSoSV;
        public String hoTen;
        public double diemTrungBinh;
        
        public SinhVien_1(String vMaSoSV, String vHoTen, double vDiemTrungBinh){
            this.maSoSV = vMaSoSV;
            this.hoTen = vHoTen;
            this.diemTrungBinh = vDiemTrungBinh;
        }
        
        public String XepLoai(){
            String ketQua;
            if (this.diemTrungBinh < 5) ketQua = "Yeu";     
            else if (this.diemTrungBinh < 7) ketQua = "Trung Binh";
            else ketQua ="Kha Gioi";
            return ketQua;
        }
        
        public void In_SinhVien(){
            System.out.println("MSSV: " + this.maSoSV);
            System.out.println("Ho ten: " + this.hoTen);
            System.out.println("Xep loai: " + this.XepLoai());
        }
    }
    


    Trong đó:




    • Tạo class mới có tên Main_SinhVien_1.java với bao gồm phương thức main. Truy cập tạo mới đối tượng sinh viên và gán giá trị cho thuộc tính, truy xuất vào phương thức.
    Code:
    public class Main_SinhVien_1 {
        public static void main(String[] args) {
             SinhVien_1 sv_001 = new SinhVien_1("sv001", "Van Cong Khanh", 9); //SinhVien_1 là tên của class SinhVien_1.Java
             sv_001.In_SinhVien(); // gọi phương thức In_SinhVien từ class SinhVien_1
        }
    }
    

    Trong đó:


    2. Getter và Setter (Enscapsulation)

    Getter: đọc thuộc tính đối tượng, trả về giá trị của thuộc tính => có giá trị trả về
    Setter: thiết lập giá trị nên không có kiểu dữ liệu trả về

    Ví dụ:
    public class SinhVien_2 {
        public String hoTen;
        public double diem;    
    
        // === GETTER ===
        public String getHoTen() {
            return hoTen;
        }
        public double getDiem() {
            return diem;
        }
    
        // === SETTER ===
        public void setHoTen(String vHoTen) {
            this.hoTen = vHoTen;
        }
        public void setDiem(double vDiem) {
            this.diem = vDiem;
        }
          
    }
    
     
    Noted: 
    • Trên thực tế việc truy cập và gán giá trị cho dữ liệu đều thông qua getter và setter, sử dụng công cụ để tạo ra một cách tự động.
    • Từ khóa this sử dụng để đại diện cho đối tượng hiện tại của class, this được sử dụng để tham chiếu đến các field, method. Trong một số trường hợp tên biến cục bộ được đặt trùng với tên trường dữ liệu trong class, chúng ta sử dụng từ khóa this để dễ phân biệt.



    Truy xuất và gán dữ liệu cũng tương tự
    Code:
    public class Main_SinhVien_2 {
        public static void main(String[] args) {
            SinhVien_2 sv_002 = new SinhVien_2();
            sv_002.setHoTen("Van Cong Khanh");
            sv_002.setDiem(8);     
            
        }
    }
    

    3. Qui tắc đặt tên 

    4. Phạm vi truy cập
    • Public: Có thể truy cập từ bất cứ đâu. Dùng cho class, property, method
    • Protected: Truy trong packet và subclass (kế thừa). Dùng cho property, method
    • Null (rỗng)/{default}: Truy cập trong packet. Dùng cho class, property, method
    • Private: Chỉ được phép truy cập trong chính class nào đó. Dùng cho property, method


    Ví dụ:





    Xong!





    [Tự Học Java] MOB1014-Java 1 - Bài 3 - Vòng Lặp & Mảng - P2/2

    NỘI DUNG:
    1. Mảng là gì, cách khai báo, cách truy cập, duyệt mảng
    2. FOR EACH
    3. Bài tập

    THỰC HIỆN:
    1. Mảng là gì 
    Mảng là cấu trúc lưu trữ nhiều phần tử có cùng kiểu dữ liệu.



    Khai báo KHÔNG khởi tạo
    String khaiBaoKhongKhoiTao[] ;
    String [] khaiBaoKhongKhoiTao_CachKhac;
    String [] khaiBaoKhongKhoiTao_CoGioiHang = new String[5] ;
    

    Khai báo CÓ khởi tạo
    int [] soNguyen = new int[]{10, 20, 30, 40, 50}; // khởi mảng có 5 giá trị
    String [] mauSac = {"Xanh", "Do", "Trang", "Vang"}; // khởi mảng có 4 giá trị
    

    Chúng ta có thể truy cập/thay đổi giá trị mảng thông qua chỉ số Index
    // In ra giá trị đầu tiên của mảng
    System.out.println(mauSac[0]);
            
    // Thay đổi giá trị đầu tiên thành "XANH XANH" 
    mauSac[0] = "XANH XANH";
    System.out.println(mauSac[0]);
    


    Duyệt mảng sử dụng vòng lặp đơn giản
    for (int i = 0; i < mauSac.length; i++){ // sử dụng thuộc tính length để lấy độ dài của mảng
        System.out.print(mauSac[i] + ", ");
    }
    System.out.println();
    

    Ví dụ:
    public class Vidu_3_2_mang {
        public static void main(String[] args) {
            String khaiBaoKhongKhoiTao[] ;
            String [] khaiBaoKhongKhoiTao_CachKhac;
            String [] khaiBaoKhongKhoiTao_CoGioiHang = new String[5] ;
            int [] soNguyen = new int[]{10, 20, 30, 40, 50}; // khởi mảng có 5 giá trị
            String [] mauSac = {"Xanh", "Do", "Trang", "Vang"}; // khởi mảng có 4 giá trị
            
           
            // In ra giá trị đầu tiên của mảng
            System.out.println(mauSac[0]);
            
            // Thay đổi giá trị đầu tiên thành "XANH XANH" 
            mauSac[0] = "XANH XANH";
            System.out.println(mauSac[0]);
            
            // sử dụng thuộc tính length để lấy độ dài của mảng
            System.out.println(mauSac.length);
            
            //duyet
            for (int i = 0; i < mauSac.length; i++){
                System.out.print(mauSac[i] + ", ");
            }
            System.out.println();
            
            
            for (int j = 0; j < soNguyen.length; j++){
                soNguyen[j] = soNguyen[j] + 100;
            }
            //in mang
            for (int j = 0; j < soNguyen.length; j++){
                System.out.print(soNguyen[j] + ", ");
            }
        }
    }
    


    2. FOR EACH

    Ví dụ:
    public class Vidu_3_2_ForEach {
        public static void main(String[] args) {
            int [] soNguyen = {10, 20, 30, 40, 50};
            for (int x: soNguyen){
                System.out.println(x);
            }
        }
    }
    

    3. Bài tập

    3.1 Viết chương trình nhập mảng số nguyên từ bàn phím:
    • Xuất ra mảng vừa nhập ra màn hình
    • Sắp xếp mảng và xuất mảng sau khi sắp xếp
    • Tìm phần tử nhỏ nhất của mảng
    • Tính và xuất ra màn hình trung bình cộng các phần tử chia hết cho 3
    Code:
    import java.util.Scanner;
    public class Baitap_NhapXuatMang {
    
        public static void main(String[] args) {
            Scanner in = new Scanner(System.in);
            int n;
            int a[];
            System.out.print("Nhap so phan tu: ");
            n = in.nextInt();
            a = new int[n];
            //nhap
            System.out.println("Nhap cac phan tu cho mang: ");
            for(int i=0;i < n;i++){
                System.out.printf("a[%d]= ",i);
                a[i]=in.nextInt();
            }
            // 1 xuat mang
            System.out.println("\nMang vua nhap:");
            for(int x:a){
                System.out.print(x+" ");
            }
            // 2 sap xep GIAM
            for(int i=0;i < a.length-1;i++){
                for(int j=i+1;j < a.length;j++){
                    if(a[i] < a[j]){
                        int temp=a[i];
                        a[i]=a[j];
                        a[j]=temp;
                    }
                }
            }
    
            System.out.println("\nMang sap xep GIAM:");
            for(int x:a){
                System.out.print(x+" ");
            }        
            System.out.println();
            
            // 3 tim MIN
            int min = a[0];
            for(int i=1;i < a.length;i++){
                if(min > a[i]){
                    min = a[i];
                }
            }
            System.out.print("Min la: " + min + "\n");
            
            // 4 tim so chia het cho 3, tinh tong, dem so phan tu, tinh TRUNG BINH cong
            
            double tong=0;
            int count=0;
            for(int x : a){
                if(x %3 == 0){
                    tong = tong + x;
                    count++;
                }
            }
            System.out.println("\nTRUNG BINH cong cac phan tu chia het cho 3: " + tong/count);
    
        }
    }
    


    Xong!

    [Tự Học Java] MOB1014-Java 1 - Bài 3 - Vòng Lặp - P1/2

    NỘI DUNG:
    1. Lý thuyết và ví dụ
         A. Vòng lặp
         B. Break/Continue
     
    2. Bài tập


    THỰC HIỆN:

    1. Lý thuyết và ví dụ

    A. Vòng lặp WHILE, FOR, DO... WHILE

    Sử dụng vòng lặp khi: Một đoạn code/mã lệnh trong chương trình được thực hiện lặp đi lặp lại cho đến khi thoả mãn một điều kiện nào đó thì nó sẽ kết thúc.

    Các vòng lặp phổ biến: WHILE, FOR, DO... WHILE

    • WHILE:
    Ví dụ 1.1: Xuất ra màn hình 10 lần chuỗi ký "Vong lap WHILE"

    Code:
    public class Vidu_3_While {
        public static void main(String[] args) {
            int i = 1; // khởi tạo i = 1
            while (i <= 10) { // điều kiện dừng, dừng khi i > 10
              System.out.println("Vong lap WHILE");
              i++; // tăng i lên 1
            }
        }
    }
    

    HOẶC xuất thêm giá trị của biến i mỗi khi thực hiện lệnh in chuỗi trên
    Code:
    public class Vidu_3_While {
        public static void main(String[] args) {
            int i = 1;
            while (i <= 10) {
              System.out.println("Vong lap WHILE. Gia tri cua i lan thu: " + i);
              i++;
            }
        }
    }
    

    • FOR:
    Ví dụ 1.2: Yêu cầu tương tự ví dụ 1.1, nhưng chúng ta dùng FOR để lặp lại.
    public class Vidu_3_For {
        public static void main(String[] args) {
            for (int i = 1; i <= 10; i++) { // biến khởi tạo; điều kiện; tăng giá trị của biến
                System.out.println("Vong lap FOR cung tuong tu WHILE. Gia tri cua i lan thu: " + i);
            }
        }
    }
    

    Nhận xét: Cách hoạt động của FOR cũng tương tự như WHILE, tuy nhiên cách trình bày các biến khởi tạo, điều kiện dừng, tăng giá trị của biến chúng để chung trên một dòng.

    • DO...WHILE: Cũng tương tự như WHILE nhưng nó thực hiện trước sau đó mới kiểm tra điều kiện. Cũng có nghĩa là vòng lặp sẽ chạy ít nhất một lần ngay cả khi điều kiện vẫn thỏa mãn
    Ví dụ 1.3
    Code:
    public class Vidu_3_DoWhile {
        public static void main(String[] args) {
            int i = 1;
            do {
                System.out.println("Vong lap DO ... WHILE. Gia tri cua i lan thu: " + i);
                i++;
            }
            while (i <= 10);
        }
    }
    

    Noted: ĐỪNG QUÊN tăng biến được sử dụng trong điều kiện, nếu không vòng lặp sẽ không bao giờ kết thúc, hay bị lặp vô tận!

    Ví dụ 1.4: Viết chương trình đọc dữ liệu từ bàn phím nếu số < 0 (hay số nguyên âm) thì yêu cầu nhập lại, và kết thúc chương trình khi nhập số nguyên dương (bỏ qua việc kiểm tra dữ liệu đầu vào ký tự)

    Code:
    public class Vidu_1_4 {
        public static void main(String[] args) {
            int so=0;
            Scanner in = new Scanner(System.in);       
            do{
                System.out.print("Nhap so duong: ");
                so = in.nextInt();
                if (so < 0) System.out.println("Nhap vao so > 0");
            }while(so < 0);
            
        }
    }


    Ví dụ 1.5: Viết chương trình đọc điểm (số nguyên dương) nhập vào trong khoảng từ 0 đến 10

    Code:
    public class Vidu_1_5 {
        public static void main(String[] args) {
            Scanner scanner = new Scanner(System.in);
            double diem = 0;
            do{
                System.out.print("nhap diem(0-10): ");
                diem = scanner.nextDouble();
            }
            while(diem < 0 || diem > 10);
            System.out.printf("Diem da nhap: %.1f", diem); // định dạng kiể fload là lấy 1 số thập phân
        }
    }
    

    B. Break/Continue

    • Break: Câu break lệnh cũng có thể được sử dụng để nhảy/thoát ra khỏi vòng lặp
    Ví dụ:
    public class lap_break {
        public static void main(String[] args) {
            for (int i = 1; i <= 10; i++) {
                if (i == 5) {
                   break; // nếu i = 5 thì thoát khỏi vòng lặp
                }
                System.out.print(i+" ");
            }
        }
    }
    
    • Continue: Câu continue lệnh ngắt/bỏ qua một lần lặp và không thực hiện khối lệnh phía sau nó (trong vòng lặp), nếu một điều kiện cụ thể xảy ra và tiếp tục với lần lặp tiếp theo trong vòng lặp.
    Ví dụ:
    public class lap_continue {
        public static void main(String[] args) {
            for (int i = 1; i <= 10; i++) {
                if (i == 5) {
                    continue; // bỏ qua KHÔNG IN giá trị i = 5
                }
                System.out.print(i+" ");
            }
        }
    }
    


    2. Bài tập

    2.1 Viết chương trình in ra bảng cửu chương 7
    • Dùng WHILE
    Code:
    public class Baitap_BangCuuChuong {
        
        public static void main(String[] args) {
            System.out.println("In cuu chuong 7");       
            int i = 1;
            while(i<= 10){
                System.out.println("7 x " + i + " = " + (7 * i));
                i++;
            }
        }
    }
    

    • Dùng FOR
    Code:
    public class Baitap_BangCuuChuong {
        
        public static void main(String[] args) {
            System.out.println("In cuu chuong 7");       
            for (int i = 1;i<= 10; i++){
                System.out.println("7 x " + i + " = " + (7 * i));
                
            }
        }
    }
    

    2.2 Viết chương trình nhập số nguyên từ bàn phím, xuất ra bảng cửu chương của số vừa nhập

    Code:
    import java.util.Scanner;
    public class Baitap_BangCuuChuong {
        public static void main(String[] args) {
    
            Scanner in = new Scanner(System.in);
            System.out.print("Nhap n: ");
            int n = in.nextInt();
            System.out.println("=== Bang cuu chuong " + n + " ===");
            int i=1;    
            while(i<= 10){
                System.out.println(n+" x "+i+" = "+(n*i));
                i++;
            }
        }
    }
    

    2.3 Viết chương trình in ra bảng cửu chương 2 đến bảng cửu chương 9, dùng phương thức gọi hàm và các vòng lặp lồng nhau

    Code:
    public class Baitap_BangCuuChuong {
        
        public static void main(String[] args) {
            
            for(int n = 2; n < 10; n++ ){
                inBangCuuChuong(n);
            }
        }
        
        static void inBangCuuChuong(int n){
            System.out.println();
            System.out.println("=== Bang cuu chuong " + n + " ===");
            int i=1;    
            while(i<= 10){
                System.out.printf("%d x %d = %d %n",n, i,(n*i));
                i++;
            }    
        }
    }
    

    P/s: Các bạn cũng có thể viết theo cách của mình 

    Ví dụ 2.4:  Viết chương trình in ra bảng cửu chương 2 đến bảng cửu chương 9. Kết quả xuất theo hàng ngang của mỗi bảng cửu chương trên một cột

    Gợi ý:
    public class ForLongNhau {
        public static void main(String[] args) {
            for(int i=1;i<=10;i++){
                for(int j=2;j<=9;j++){
                    System.out.printf("%d x %d = %d \t", j, i, i*j); // chú ý i, j
                }
                System.out.println("");
            }
        }
    }
    

    2.5 Viết chương trình tính trung bình cộng các số chia hết cho 3 từ 27 đến 33

    Code:
    public class Vidu_2_5 {
        public static void main(String[] args) {
            int min = 27, max= 33;        
            int i=0,dem=0,tong = 0;
            i=min;
            while(i <= max){
                if(i%3 ==0){
                    tong += i;
                    dem++;
                }         
                i++;
            }
            System.out.printf("TB cac so CHIA HET cho 3 tu %d den %d = %d",min,max,tong/dem);
        }
    }
    


    xong!
    /*header slide*/