/*auto readmore*/ /*auto readmore*/ /* an hien script*/ // an hien password /*an hien ma chuong trinh cong tru */ /*Scrollbox thanh cuon*/ /***Nhung CODE***/ /* dòng xanh dòng trắng */ /* https://cdnjs.com/libraries/prism lay thu vien, can vao ten file ma goi 1. copy link vao vi du:prism-python.min.js 2. ten ngon nua la python */ /*=== New posts ===*/ /*header slider*/ /*=== bai viet lien quan===*/ /*===tabcode===*/

[Tự Học Java] MOB1014-Java 1 - Bài Đầu Tiên

NỘI DUNG:
1. Phần mềm cài đặt
2. Ghi chú - Comments
3. Qui tắc đặt tên
4. Chương trình đầu tiên
5. Cách sử dụng phím tắt và các phím tắt gõ lệnh hay dùng

THỰC HIỆN:

1. Phần mềm cài đặt

2. Ghi chú - Comments: 
Ghi chú dùng để chú thích nhằm giúp bạn lưu lại các thông tin khi viết chương trình như: biến số này dùng làm gì, ai là người tạo ra code này và tạo ra lúc nào. Việc ghi chú là rất cần thiết ví dụ chúng ta làm việc theo nhóm muốn chia sẽ code cho nhau, người được sẽ dễ hiểu hơn thông qua các chú thích,...tại sao code dùng dòng đó,..

Vị trí comments: Đầu mỗi class, method, function,... hoặc trong nội dung code

Ghi chú một dòng: bắt đầu bằng hai dấu gạch chéo ( //). Có nghĩa là những gì từ vị trí // cho đến cuối dòng đều bị Java bỏ qua (sẽ không được thực thi).

Ví dụ:
// đây là dòng chú thích máy sẽ bỏ qua dòng này
System.out.println("Hello World");

Hoặc
System.out.println("Hello World");// từ đây đến cuối dòng code Java sẽ bỏ qua không thực thi

Ghi chú nhiều dòng: bắt đầu bằng /* và kết thúc bằng */, có nghĩa bất kỳ văn bản/code nào giữa /* và */sẽ bị Java bỏ qua không thực thi

Ví dụ:
/* đây là chú thích nhiều dòng
dòng 1
dòng 2
...
*/
System.out.println("Hello World");

Javadoc Comment: Cú pháp cơ bản giống như đối với comment trên nhiều dòng trong java, nhưng chúng ta sẽ sử dụng cặp dấu / ***/ thay cho /* và */.

3. Qui tắc đặt tên

Quy tắc chung:
  • KHÔNG được dùng những từ khóa trong java như: data, const, enum, final, …
  • KHÔNG được có khoảng trắng
  • KHÔNG có ký tự thực hiện tính toán toán học như: cộng trừ nhân chia ...(+, -, *, / , %..)
  • KHÔNG được bắt đầu bằng số
  • Tên phải bắt đầu bằng chữ cái (a đến z hoặc A đến Z), kí tự $ hoặc dấu gạch dưới _. Ví dụ: Code, _code, &code.
  • Java CÓ PHÂN BIỆT chữ HOA chữ thường

Quy tắc viết hoa, viết thường:
  • lowercase: tất cả các chữ cái trong tên đều viết thường (Ví dụ: hocjava)
  • UPPERCASE: tất cả các chữ cái trong tên đều viết hoa (Ví dụ: HOCJAVA). 
  • CamelCase: Camel nghĩa là con lạc đà, chữ cái đầu tiên của mỗi từ sẽ được viết hoa (ví dụ: HocJava)
  • Mixed Case: Kết hợp lowercase (dùng cho từ/chữ đầu tiên) và CamelCase (ví dụ: datTenBienTrongJava)

Quy tắc đặt tên tiêu chuẩn:
Phải theo quy tắc chung
  • Đặt tên Package: Viết thường (lowercase).
  • Đặt tên Project, Class và Interface: Chữ cái đầu tiên của mỗi từ phải được viết hoa (CamelCase).
  • Đặt tên biến, phương thức (Method)/Hàm (Function): Theo quy tắc lowercase và CamelCase: đó là chữ cái đầu tiên của từ đầu tiên phải viết thường (lowercase) và chữ cái đầu tiên của các từ tiếp theo phải viết hoa (camelCase), ví dụ: sinhVienDaiHoc, maSoSinhVien,..., setHoTen, getHoTen,...
  • Đặt tên hằng số (Constant): Theo quy tắc UPPERCASE viết hoa (Ví dụ: PI). Nếu tên hằng số có từ hai từ trở lên thì phải có dấu _ ngăn cách giữa các từ, ví dụ: HANG_SO_PI

4. Chương trình đầu tiên

  • Tạo mới project
File -> New Project... -> Java with Ant -> Java Application -> Next -> (5) đặt tên cho project và nơi lưu trữ (đường dẫn nên đặt tiếng anh hoăc tiếng việt không dấu và không chứa khoảng trắng)  ->  (6) bỏ chọn Create Main Class  -> Finish



  • Tạo Package
Chọn project vừa tạo Source Package -> New -> Java Package -> (3) đặt tên cho package -> Finish


  • Tạo Class
Chọn package vừa tạo  -> New  -> Java Class -> (3) đặt tên cho classs -> Finish

  • Soạn thảo mã nguồn và chạy chương trình
(1) Soạn nội dung như hình -> (2) Run File -> (3) Kết quả của đoạn code

Code:
package baidautien;
/**
 *
 * @author khanhvc
 * Chú thích nhiều dòng
 */
public class XinChao {
    public static void main(String[] args) {
    	// đây là dòng chú thích máy sẽ bỏ qua dòng này
    	// chương trình chạy sẽ in ra câu "Xin Chao!"
        System.out.println("Xin Chao!");
    }
}


5. Cách sử dụng phím tắt và các phím tắt gõ lệnh hay dùng:
- Gõ phím tắt cần gõ > nhấn phím Ctrl + Space + Enter

Ví dụ: phím tắt của hàm main. Tại màn hình soạn thảo gõ ps + Space + Enter

ps: hàm main
sout: System.out.println (“|”);

Xong!

Automation - Convert .xls To .XLSX / Chuyển Đổi Excel 97-2003 (.xls) Sang Excel 2010-2013-2016... (.xlsx)

Hiện tại có một số loại virus núp bóng marco trên excel để thực hiện các hành động phá hoại dữ liệu trên máy tính. Với Excel 79-2003 (.xls) macro có thể chạy trên định dạng này. Để giảm thiểu các macro có hại hoạt động và phá hủy dữ liệu, các bạn có thể save sang định dạng Excel 2010-2013-2016...(.xlsX), tuy nhiên với số lượng lớn file thì việc làm rất mất thời gian. Nên chúng tôi đã viết script để chuyển đổi hàng loạt các file với dạng .xls sang dạng .xlsX chia sẽ các bạn tham khảo.


Ý TƯỞNG THỰC HIỆN

Kiểm tra các file tại đường dẫn đưa vào nếu là excel 97-2003 (.xls) thì:

  • Thực hiện chuyển các file này vào file nén .ZIP nhằm mục đích đề phòng trong quá trình chuyển đổi nội bị lỗi nội dung...
  • Thực hiện chuyển đổi .xls sang .xlsx
  • Ghi lại nhật ký (ghi log) các file đã chuyển thành công
  • Thực hiện xóa file .xls


CODE:

import xlwings as xw
import os
from fnmatch import fnmatch
# https://stackoverflow.com/questions/2909975/python-list-directory-subdirectory-and-files
from datetime import datetime
# datetime object containing current date and time

import zipfile

now = datetime.now()
dt_str3 = now.strftime("%Y-%b-%d_%H-%M-%S")

'''
nén file
'''
def add_tozip (path,file_name):
	with zipfile.ZipFile(rf"{path}\{dt_str3}_XLS_KHONG_DUNG.zip", "a") as zipf:
	    source_path = rf"{path}\{file_name}" 
	    destination = rf"{file_name}"
	    zipf.write(source_path, destination)	

# xóa file
def del_file(path,file_name): 
	os.remove(rf"{path}\{file_name}")

# ghi log
def write_log(path,file_name):
	f = open(rf"{path}\{dt_str3}.txt","a") 
	f.write(rf"{path}\\")
	f.write(rf"{file_name}")
	f.write("\n")
	f.flush() # thực hiện ghi nội dung vào file
	f.close()
	print (f'File"{path}\{file_name}" DA DUOC chuyen sang dinh dang moi .XLSX')

# thực hiện save sang dạng mới
def save_as(path,file_name):
	add_tozip (path,file_name) # nen file
	wb1 = xw.Book(rf"{path}\{file_name}")
	file_name = file_name.replace(".xls","_FIXED.xlsx")	    # XÓA .XLS
	wb1.save(rf"{path}\{file_name}")	
	wb1.close()

	file_name = file_name.replace("_FIXED.xlsx",".xls") # đổi lại thành .xls nhằm mục đích ghi log và xóa file .xls
	
	write_log(path,rf"{file_name}")
	del_file(path,file_name)
	

# nếu lấy danh sách file trong folder thì dùng hàm này (không lấy trong sub được)
def getfiles(path_dir): 
	dir_list = os.listdir(path_dir)
	return dir_list


xw.App(add_book=False)
xw.App(visible=False)
path = input('Dan duong dan vao: ')
#path = r'C:\Users\khanhvc\Downloads\Da'
'''
lst_files = getfiles(path)
# không lấy file trong subfolder
for file_name in lst_files:
	# print (x)
	if file_name.endswith('.xls'):
		save_as(path,rf"{file_name}")
'''
for path, subdirs, files in os.walk(path):
    for file_name in files:
        if fnmatch(file_name, "*.xls"):
        	save_as(path,rf"{file_name}")
            # print(os.path.join(path, name))


Hướng dẫn cho các bạn chưa biết python: 

  • Tải python về cài đặt
  • Vào run -> cmd -> enter gõ  pip install xlwings -> enter (cài đặt thư viện)
  • Copy toàn bộ nội dung code dán vào notepad lưu thành file .py. Ví dụ: c:\python\vidu.py
  • Vào run -> cmd -> enter gõ cd  c:\python -> enter -> python  vidu.py -> enter  (thực thi file .py)
  • Dán/nhập vào đường dẫn chứa các file .xls (chỉ cần folder cha, chương trình sẽ tự động tìm tìm trong subfolder)  Ví dụ: D:\khanh\congviec


Xong!

[Database-Tự Học SQL] COM2034_SQL Server - Lab 4: Điều Kiện & Vòng Lặp - P3 TRANSACTION (Transact-SQL)

LÝ THUYẾT:

TRANSACTION: là việc thực hiện một nhóm các câu lệnh, các câu lệnh này được thực thi một cách tuần tự và độc lập nhau. Nếu tất cả câc lệnh trong nhóm thực hiện thành công khi đó tất cả các sự thay đổi dữ liệu được thực hiện trong Transaction được lưu vào cơ sở dữ liệu (COMMIT). Tuy nhiên, nếu có một trong các lệnh của nhóm lệnh thực thi thất bại thì toàn bộ tiến trình sẽ thất bại, đồng nghĩa với việc dữ liệu phải ROLLBACK về trạng thái ban đầu.

Các tiêu chuẩn Transaction:

  • Bảo toàn (Atomicity) - đảm bảo rằng tất cả các câu lệnh trong nhóm lệnh được thực thi thành công. Nếu không, transaction bị hủy bỏ tại thời điểm thất bại và tất cả các thao tác trước đó được khôi phục về trạng thái cũ.
  • Nhất quán (Consistency) - đảm bảo rằng cơ sở dữ liệu thay đổi chính xác các trạng thái khi một transaction được thực thi thành công.
  • Độc lập (Isolation) - cho phép các transaction hoạt động độc lập và minh bạch với nhau.
  • Bền bỉ (Durability) - đảm bảo rằng kết quả của một transaction được commit vẫn tồn tại trong trường hợp lỗi hệ thống.


Transaction T-SQL tường minh có dạng (code mẫu đơn giản)

SET XACT_ABORT ON

BEGIN TRAN

BEGIN TRY
	--  Lệnh 1
	--  Lệnh 2
	--  Lệnh ...
 
COMMIT
END TRY
 
BEGIN CATCH
 
  ROLLBACK
 
END CATCH


Ý nghĩa các lệnh dùng để xử lý transaction.

  • COMMIT - để lưu các thay đổi.
  • ROLLBACK - để khôi phục lại các thay đổi.
  • SAVEPOINT - tạo ra các điểm trong transaction để ROLLBACK.
  • SET TRANSACTION - thiết lập các thuộc tính cho transaction.

Các lệnh điều khiển transaction chỉ được sử dụng với các lệnh thao tác dữ liệu DML như - INSERT, UPDATE và DELETE.

Noted: Chúng không thể được sử dụng trong lệnh CREATE TABLE hoặc DROP TABLE vì các hoạt động này được tự động được commit trong cơ sở dữ liệu.

Giao dịch lồng (nested transaction) là giao dịch được viết bên trong một giao dịch khác.

  • Mỗi khi câu lệnh BEGIN TRAN được thực thi, hàm hệ thống @@TRANCOUNT được tăng thêm 1. 
  • Khi thực thi câu lệnh COMMIT TRAN.
  • Nếu @@TRANCOUNT > 1, các thay đổi sẽ không được commit. Thay vào đó @@TRANCOUNT giảm đi 1.
  • Nếu @@TRANCOUNT = 1, mọi thay đổi đã được thực hiện trên CSDL trong suốt giao dịch sẽ được commit và @@TRANCOUNT được gán bằng 0. 
  • Câu lệnh ROLLBACK TRAN roll-back toàn bộ các giao dịch đang hoạt động và thiết lập giá trị cho @@TRANCOUNT về 0


YÊU CẦU:

Bài 1: (Mục đích là làm quen với Transaction)

  • Hiển thị mã phòng ban bằng 2, hiển thị Transaction count
  • Thực hiện đổi tên (TENPHG) thành 'Phong KT 004'
  • Thực hiện Rollback lại tên ban đầu (lúc chưa update ...set....)

Bài 2:

Yêu cầu sử dụng giao dịch kết hợp với try catch để chặn lỗi thực hiện 2 yêu cầu sau:

  • Viết chương trình thêm một nhân viên mới. Nếu thêm nhân viên thành công thì thêm 1 thân nhân cho nhân viên vừa tạo.
  • Viết chương trình thêm một công việc mới cho đề án số 1, đồng thời phân công nhân viên mói thêm ở câu trên đảm nhận công việc mới tạo.



THỰC HIỆN:

Bài 1:

  • Hiển thị mã phòng ban bằng 2, hiển thị Transaction count
  • Thực hiện đổi tên (TENPHG) thành 'Phong KT 004'
  • Thực hiện Rollback lại tên ban đầu (lúc chưa update ...set....)

Code:

-- ban đầu chưa thay đổi (1)
SELECT * FROM PHONGBAN WHERE PHONGBAN.MAPHG = 2
SELECT @@TRANCOUNT AS dem_Tran

-- thực hiện sửa TENPHG thành 'Phong KT 004' (2)
BEGIN TRAN
	  UPDATE PHONGBAN
	  SET TENPHG = 'Phong KT 004'
	  WHERE MAPHG = 2

--COMMIT TRAN -- Sau khi commit, TRANCOUNT sẽ  = 0
SELECT * FROM PHONGBAN WHERE PHONGBAN.MAPHG = 2 -- kiểm sau khi thực hiện lệnh update... set..
SELECT @@TRANCOUNT AS dem_Tran -- kiểm tra biến đếm 

-- thực hiện Rollback và kiểm tra kết quả (3)
ROLLBACK TRAN -- RollBack thành không khi TRANCOUNT > 0 
SELECT * FROM PHONGBAN WHERE PHONGBAN.MAPHG = 2
SELECT @@TRANCOUNT AS dem_Tran


Kết quả:

  • (1) Ban đầu TRANCOUNT = 0
  • (2) Khi thực hiện thay đổi tên TRANCOUNT tăng lên 1 đơn vị
  • (3) Thực hiện Rollback thì TRANCOUNT sẽ thiết lập giá trị là 0

Bài 2:

Yêu cầu sử dụng giao dịch kết hợp với try catch để chặn lỗi thực hiện 2 yêu cầu sau:

  • Viết chương trình thêm một nhân viên mới. Nếu thêm nhân viên thành công thì thêm 1 thân nhân cho nhân viên vừa tạo.
Code mẫu đơn giản:
DECLARE @ma_nv NVARCHAR(9) = '2222'
SET XACT_ABORT ON

BEGIN TRAN

BEGIN TRY
	INSERT INTO NHANVIEN ( [HONV] ,[TENLOT] ,[TENNV] ,[MANV] ,[NGSINH] ,[DCHI] ,[PHAI] ,[LUONG] ,[MA_NQL] ,[PHG] )
					VALUES ('Van', 'Cong',  'Khanh',  @ma_nv, '2000/10/10','Binh Duong','Nam',30000,'005', 5)
	INSERT INTO THANNHAN ([MA_NVIEN] ,[TENTN],[PHAI],[NGSINH] ,[QUANHE]	)
					VALUES (@ma_nv, 'Nhan Nhan', 'Nam','2000/10/10','ban be') -- sửa @ma_nv thành 99999
	PRINT 'Them THANH CONG'

COMMIT -- thực hiện lưu nếu cả 2 dòng lệnh thêm thành công

END TRY
 
BEGIN CATCH
 
  ROLLBACK -- Nếu 1 trong 2 lệnh INSERT không thành công sẽ thông báo lỗi
  PRINT 'Them THAT BAI'
 
END CATCH

Noted: Với code trên khi thêm nhân viên mới chúng ta cần thay dòng thứ 1 là được, tuy nhiên để kiểm tra ROLLBACK thi chúng ta cố tình sửa dòng INTSERT trong bảng thân sai đi để kiểm tra. Ví dụ: thay đổi @ma_nv thành '99999' (dòng số 10)

Với cách trên nếu xảy lỗi chúng ta sẽ khó biết được lỗi xảy ra ở câu lệnh nào, nên chúng ta có thể thiết lập 1 cờ để kết hợp với IF... ESLE/CASE để việc xử lý được tường minh hơn.

Code tham khảo
DECLARE @is_error BIT = 0;
DECLARE @ma_nv NVARCHAR(9) = '77777';
SET XACT_ABORT ON
BEGIN TRAN
BEGIN TRY
	INSERT INTO NHANVIEN ( [HONV] ,[TENLOT] ,[TENNV] ,[MANV] ,[NGSINH] ,[DCHI] ,[PHAI] ,[LUONG] ,[MA_NQL] ,[PHG] )
					VALUES ('Van', 'Cong',  'Khanh',  @ma_nv, '2000/10/10','Binh Duong','Nam',30000,'005', 5)
	-- SELECT * FROM NHANVIEN WHERE MANV = @ma_nv
END TRY

BEGIN CATCH
	SET @is_error = 1;
END CATCH

IF @is_error = 0
	BEGIN
		BEGIN TRY
			INSERT INTO THANNHAN ([MA_NVIEN] ,[TENTN],[PHAI],[NGSINH] ,[QUANHE]	)
					VALUES (@ma_nv, 'Nhan Nhan', 'Nam','2000/10/10','ban be')
			PRINT 'Them THANH CONG'
		END TRY
		BEGIN CATCH
			ROLLBACK TRAN
			PRINT 'Them vao bang (THANNHAN) THAT BAI'
		END CATCH
	END
ELSE
BEGIN
	PRINT 'Them vao bang (NHANVIEN) THAT BAI'
END;

  • Viết chương trình thêm một công việc mới cho đề án số 1, đồng thời phân công nhân viên mới thêm ở câu trên đảm nhận công việc mới tạo.

Chúng tôi thực với cú pháp đơn để các bạn dễ hiểu, các bạn có thể kết với RAISEERROR kết hợp với các mã lỗi (tham khảo ở phần 2 )
DECLARE 
	@ma_dean INT = 1
	,@so_tt INT = 12,
	@ma_nv NVARCHAR(9) = '111';
SET XACT_ABORT ON
BEGIN TRAN
BEGIN TRY
	
	INSERT INTO CONGVIEC (MADA, STT, TEN_CONG_VIEC) VALUES (@ma_dean, @so_tt, 'Tin Hoc Van Phong')
	INSERT INTO PHANCONG (MA_NVIEN, MADA, STT, THOIGIAN) VALUES (@ma_nv, @ma_dean, @so_tt,20)

	COMMIT TRAN
	PRINT 'Them THANH CONG'
END TRY
BEGIN CATCH
	ROLLBACK TRAN
	PRINT 'Them THAT BAI'
END CATCH


Tham khảo thêm tại đây

Xong!

[Database-Tự Học SQL] COM2034_SQL Server - Lab 4: Điều Kiện & Vòng Lặp - P2

Ôn lại lý thuyết:

WHILE: Vòng lặp WHILE là việc chạy/thực thi lặp đi lặp lại một đoạn CODE khi điều kiện cụ thể cho trước trả về giá trị là TRUE thì sẽ dừng. Đầu tiên, nó kiểm tra điều kiện và thực hiện một khối câu lệnh nếu điều kiện là đúng.

BREAK: 

  • Dùng để thoát khỏi vòng lặp (BREAK không có bất kỳ đối số nào đi kèm)
  • Nếu có nhiều WHILE lồng nhau thì BREAK sẽ thoát vòng lặp WHILE gần nó nhất
CONTINUE:

  • Bỏ qua khối lệnh sau nó (khối lệnh trong bước lặp hiện tại), và thực hiện bước lặp tiếp theo
  • CONTINUE không có bất kỳ đối số nào đi kèm
Cấu trúc lệnh WHILE


NỘI DUNG: Tìm về vòng lặp WHILE, TRY ... CATCH, RAISERROR

Bài 1:

Dùng vòng WHILE để viết chương trình đơn giản theo yêu cầu:

  • Viết chương trình tính tổng các số chẵn từ 1 tới 10.
  • Viết chương trình tính tổng các số chẵn từ 1 tới 10 nhưng bỏ số 4.

Bài 2:

Sử dụng cơ sở dữ liệu QLDA. Thực hiện các câu truy vấn sau, sử dụng vòng lặp

  • Cho biết thông tin nhân viên (HONV, TENLOT, TENNV) có MaNV là số chẵn.
  • Cho biết thông tin nhân viên (HONV, TENLOT, TENNV) có MaNV là số chẵn nhưng không tính nhân viên có MaNV là 4.

Bài 3:

Quản lý lỗi chương trình 
Thực hiện chèn thêm một dòng dữ liệu vào bảng PhongBan theo 2 bước 
  • Nhận thông báo “Thêm dữ liệu thành công” từ khối Try
  • Chèn sai kiểu dữ liệu cột MaPHG để nhận thông báo lỗi “Thêm dữ liệu thất bại” từ khối Catch
Viết chương trình khai báo biến @chia, thực hiện phép chia @chia cho số 0 và dùng RAISERROR để thông báo lỗi.


THỰC HIỆN:

Bài 1:

Dùng vòng WHILE để viết chương trình đơn giản theo yêu cầu:

  • Viết chương trình tính tổng các số chẵn từ 1 tới 10.
-- Viết chương trình tính tổng các số chẵn từ 1 tới 10
DECLARE @tong INT = 0;
DECLARE @i INT = 1;

WHILE (@i <= 10)
BEGIN
	IF(@i % 2 = 0)
		SET @tong = @tong + @i
	SET @i = @i + 1
END
PRINT @tong

/*
Kết quả là 30 vì:
2
2 + 4 = 6
6 + 6 = 12
12 + 8 = 20
20 + 10 = 30
*/


  • Viết chương trình tính tổng các số chẵn từ 1 tới 10, nếu số chẵn là số 8 thì kết thúc chương trình
Cách 1:
--  Viết chương trình tính tổng các số chẵn từ 1 tới 10, nếu số chẵn là số 8 thì kết thúc chương trình
DECLARE @tong_break INT = 0;
DECLARE @k INT = 1;

WHILE (@k <= 10)
BEGIN
	IF @k = 8
		BREAK

	IF(@k % 2 = 0)
		SET @tong_break = @tong_break + @k
	SET @k = @k + 1
END
PRINT @tong_break

/*
Kết quả là 12 vì:
2
2 + 4 = 6
6 + 6 = 12

Khi k = 8 thì BREAK có nghĩa sẽ kết thúc vòng lặp (vòng lặp gần nó nhất)

*/
Cách 2:
DECLARE @tong_break INT = 0;
DECLARE @k INT = 1;

WHILE (@k <= 10)
BEGIN
	

	IF(@k % 2 = 0)
		IF @k = 8
			BREAK
		ELSE
			SET @tong_break = @tong_break + @k
	SET @k = @k + 1
END
PRINT @tong_break
  
Các bạn đưa ra nhận xét gì về 2 cách trên

  • Viết chương trình tính tổng các số chẵn từ 1 tới 10 nhưng bỏ số 4.
-- Viết chương trình tính tổng các số chẵn từ 1 tới 10 nhưng bỏ số 4.
DECLARE @tong_bo4 INT = 0;
DECLARE @j INT = 1;

WHILE (@j <= 10)
BEGIN
	IF @j = 4 
		BEGIN
			SET @j = @j + 1 -- phải tăng lên đếm lên 1, nếu không sẽ bị lặp vô hạng do biến đếm j = 4 hoài -> lặp tô tận 
			CONTINUE;
		END
	
	IF  (@j % 2= 0)
		SET @tong_bo4= @tong_bo4 + @j
	
	SET @j = @j + 1
END
PRINT @tong_bo4

/*
Kết quả là 26 vì:
Cách hoạt động cũng tương tự như tính tổng, tuy nhiên khi @j = 4, nó tăng lên 1 đơn vị và KHÔNG thực hiện phép cộng với giá trị = 4 này

*/

Bài 2:

Sử dụng cơ sở dữ liệu QLDA. Thực hiện các câu truy vấn sau, sử dụng vòng lặp

Cho biết thông tin nhân viên (HONV, TENLOT, TENNV) có MaNV là số chẵn.


Lấy thông tin và sắp xếp MANV theo thứ tự giảm dần
-- Lấy thông tin và sắp xếp MANV theo thứ tự giảm dần
SELECT MANV 
FROM NHANVIEN
ORDER BY MANV DESC;

Để đảm bảo MANV là INT thì chúng ta nên ép kiểu MANV sang INT, và lấy ra MANV cao nhất
-- Để đảm bảo MANV là INT thì chúng ta nên ép kiểu MANV sang INT, và lấy ra MANV cao nhất
SELECT TOP 1 
	CONVERT(INT, MANV)
FROM NHANVIEN
ORDER BY CONVERT(INT, MANV) DESC

Lấy MANV cao nhất gán vào biến @max_manv, và MANV nhấp nhất gán vào biến @min_manv (1)
-- Lấy MANV cao nhất gán vào biến @max_manv
DECLARE @max_manv INT
SET @max_manv = (SELECT TOP 1 
					CONVERT(INT, MANV)
				FROM NHANVIEN
				ORDER BY CONVERT(INT, MANV) DESC
				)

-- Tương tự lấy MANV nhấp nhất gán vào biến @min_manv
DECLARE @min_manv INT
SET @min_manv = (SELECT TOP 1 
					CONVERT(INT, MANV)
				FROM NHANVIEN
				ORDER BY CONVERT(INT, MANV) ASC
				)
-- HOẶC
DECLARE @min int = (select min(CAST(manv as int)) from NHANVIEN);
DECLARE @max int = (select max(CAST(manv as int)) from NHANVIEN);


Thực hiện theo yêu cầu (phải kết hợp với (1) để chạy nhé các bạn)

-- Thực hiện theo yêu cầu
WHILE (@min_manv < @max_manv)
BEGIN
	IF (@min_manv % 2 = 0)
		BEGIN
			SELECT MANV
				, HONV, TENLOT, TENNV
			FROM NHANVIEN
			WHERE CONVERT(INT, MANV) = @min_manv
		END
	SET @min_manv = @min_manv + 1
END

Noted 1: Với kiểu thực hiện vòng lặp như code trên chương trình chạy có nhiều khi xuất ra các dòng trắng vì MANV không tồn tại trong trường hợp MANV không liên tục,... 

Để khắc phục lỗi đó chúng ta có thể kiểm tra xem @min_manv có tồn trong bảng NHANVIEN thì mới thực hiện

-- Để khắc phục lỗi đó chúng ta có thể kiểm tra xem @min_manv có tồn trong bảng NHANVIEN thì mới thực hiện
WHILE (@min_manv < @max_manv)
BEGIN
	IF (@min_manv % 2 = 0)
		BEGIN
			IF EXISTS(SELECT CONVERT(INT, MANV) FROM NHANVIEN WHERE CONVERT(INT, MANV) = @min_manv) -- kiểm tra sự tồn tại của @min_manv trong bảng NHANVIEN
				SELECT MANV
					, HONV, TENLOT, TENNV
				FROM NHANVIEN
				WHERE (CONVERT(INT, MANV) = @min_manv)
		END
	SET @min_manv = @min_manv + 1
END;


Noted 2: Hai số chẵn kế nhau cách nhau 2 đơn vị, nếu chúng ta đã xác định được số đầu tiên rồi để tìm số chẵn tiếp theo thì chúng ta lấy số đó cộng thêm 2. => Với code trên các bạn xem và thay đổi sao cho hợp lý nhất để chương trình không cần kiểm tra các @min_manv là số lẻ. Như vậy lúc này vòng lặp chúng ta sẽ thực hiện lặp ít hơn,... mà vẫn cho ra kết quả không đổi.

Tham khảo cách KHÔNG DÙNG vòng lặp:

khong dung vong lap
SELECT MANV, TENLOT, TENNV 
FROM NHANVIEN
WHERE CONVERT(INT,MANV) %2 = 0


Cho biết thông tin nhân viên (HONV, TENLOT, TENNV) có MaNV là số chẵn nhưng không tính nhân viên có MaNV là 4.

Cách 1:
-- Cho biết thông tin nhân viên (HONV, TENLOT, TENNV) có MaNV là số chẵn nhưng không tính nhân viên có MaNV là 4
WHILE (@min_manv < @max_manv)
BEGIN
	IF (@min_manv = 4)
		BEGIN
			SET @min_manv = @min_manv + 1
			CONTINUE
		END
	IF (@min_manv % 2 = 0)
		BEGIN
			IF EXISTS(SELECT CONVERT(INT, MANV) FROM NHANVIEN WHERE CONVERT(INT, MANV) = @min_manv) -- kiểm tra sự tồn tại của @min_manv trong bảng NHANVIEN
				SELECT MANV
					, HONV, TENLOT, TENNV
				FROM NHANVIEN
				WHERE (CONVERT(INT, MANV) = @min_manv)
		END
	SET @min_manv = @min_manv + 1
END;

Cách 2:
-- HOẶC
WHILE (@min_manv < @max_manv)
BEGIN
	
	IF (@min_manv % 2 = 0)
		IF @min_manv = 4
			BEGIN
				SET @min_manv = @min_manv + 1
				CONTINUE
			END
		ELSE

			BEGIN
				IF EXISTS(SELECT CONVERT(INT, MANV) FROM NHANVIEN WHERE CONVERT(INT, MANV) = @min_manv) -- kiểm tra sự tồn tại của @min_manv trong bảng NHANVIEN
					SELECT MANV
						, HONV, TENLOT, TENNV
					FROM NHANVIEN
					WHERE (CONVERT(INT, MANV) = @min_manv)
			END
	SET @min_manv = @min_manv + 1
END;

Noted: Các bạn xem xem 2 cách trên, cách nào tối ưu hơn, vì sao

Bài 3:

Quản lý lỗi chương trình 
Thực hiện chèn thêm một dòng dữ liệu vào bảng PhongBan theo 2 bước 
  • Nhận thông báo “Thêm dữ liệu thành công” từ khối Try
  • Chèn sai kiểu dữ liệu cột MaPHG để nhận thông báo lỗi “Thêm dữ liệu thất bại” từ khối Catch
BEGIN TRY
	INSERT PHONGBAN ([TENPHG]
      ,[MAPHG]
      ,[TRPHG]
      ,[NG_NHANCHUC])
	VALUES ('keToan',2,'003','2020-06-02')
	 -- Nếu lệnh chèn thực thi thành công in ra dòng bên dưới
	PRINT 'SUCCESS: Them du lieu THANH CONG'
END TRY
-- Nếu có lỗi xảy ra khi chèn dữ liệu in ra dòng thông báo lỗi cùng với thông tin mã lỗi và thông báo lỗi
BEGIN CATCH
	PRINT 'FAILURE: Them du lieu THAT BAI'
	PRINT 'ERROR ' + CONVERT(varchar, ERROR_NUMBER()) 
		+ ': ' + ERROR_MESSAGE()
END CATCH

Kết quả:
Chạy lần 1 sẽ cho kết quả thành công
(1 row affected)
SUCCESS: Them du lieu THANH CONG

Completion time: 2022-05-25T10:50:40.1103666+07:00

Chạy lần 2 bị thông báo lỗi vì MAPHG đã tồn tại
(0 rows affected)
FAILURE: Them du lieu THAT BAI
ERROR 2627: Violation of PRIMARY KEY constraint 'PK_PhongBan'. Cannot insert duplicate key in object 'dbo.PHONGBAN'. The duplicate key value is (3).

Completion time: 2022-05-25T10:51:03.3769594+07:00

Viết chương trình khai báo biến @chia, thực hiện phép chia @chia cho số 0 và dùng RAISERROR để thông báo lỗi.
BEGIN TRY
	DECLARE @chia INT
	SET @chia = 55/0
END TRY
BEGIN CATCH
	DECLARE
		@ErrMessage NVARCHAR(2048), -- độ dài của chuỗi thông báo lỗi
		@ErrSeverity INT,
		@ErrState INT
		
	SELECT
		@ErrMessage = ERROR_MESSAGE(),
		@ErrSeverity = ERROR_SEVERITY(),
		@ErrState = ERROR_STATE()
		RAISERROR(@ErrMessage, @ErrSeverity, @ErrState) -- thực hiện hiển thị thông báo
END CATCH


Kết quả:

Msg 50000, Level 16, State 1, Line 15
Divide by zero error encountered.

Completion time: 2022-05-25T11:10:58.7629608+07:00


Xong!

[Database-Tự Học SQL] COM2034_SQL Server - Lab 4: Điều Kiện & Vòng Lặp - P1

NỘI DUNG:  Tìm hiểu chủ đề IF ... ELSE, IIF, CASE 

Bài 1:

  • Viết câu truy vấn đếm số lượng nhân viên trong từng phòng ban, nếu số lượng nhân viên nhỏ hơn 3  thì hiển thị “Thiếu nhân viên”, ngược lại <5 hiển thị “Đủ Nhan Vien”, ngược lại hiển thị”Đông nhân viên”
  • Viết câu truy vấn hiển thị TenNV và thêm cột thuế dựa vào mức lương: trong khoảng 0 and 25000 thì Thuế= LUONG*0.1, trong khoảng 25000 and 30000 thì LUONG*0.12, trong khoảng 30000 and 40000 thì LUONG *0.15, trong khoảng 40000 and 50000 thì LUONG *0.2, còn lại LUONG*0.25

Bài 2:

Sử dụng cơ sở dữ liệu QLDA. Thực hiện các câu truy vấn sau, sử dụng if…else và case

Viết chương trình xem xét có tăng lương cho nhân viên hay không. Hiển thị cột thứ 1 là TenNV, cột thứ 2 nhận giá trị

  • “TangLuong” nếu lương hiện tại của nhân viên nhở hơn trung bình lương trong phòng mà nhân viên đó đang làm việc. 
  • “KhongTangLuong “nếu lương hiện tại của nhân viên lớn hơn trung bình lương trong phòng mà nhân viên đó đang làm việc.

Viết chương trình phân loại nhân viên dựa vào mức lương.

  • Nếu lương nhân viên nhỏ hơn trung bình lương mà nhân viên đó đang làm việc thì xếp loại “nhanvien”, ngược lại xếp loại “truongphong”

Viết chương trình hiển thị TenNV tùy vào cột phái của nhân viên, 

  • nếu phái là Nữ thì ghi Ms. + TENNV, 
  • Nam thì ghi Mr. + TENNV, 
  • Ngược lại Khong_ro + TENNV

Viết chương trình tính thuế mà nhân viên phải đóng theo công thức:

  • 0<luong<25000 thì đóng 10% tiền lương
  • 25000<luong<30000 thì đóng 12% tiền lương
  • 30000<luong<40000 thì đóng 15% tiền lương
  • 40000<luong<50000 thì đóng 20% tiền lương
  • Luong>50000 đóng 25% tiền lương


THỰC HIỆN:

Bài 1:

  • Viết câu truy vấn đếm số lượng nhân viên trong từng phòng ban, nếu số lượng nhân viên nhỏ hơn 3  thì hiển thị “Thiếu nhân viên”, ngược lại <5 hiển thị “Đủ Nhan Vien”, ngược lại hiển thị”Đông nhân viên”


Đếm nhân viên theo từng phòng ban
-- thực hiện đếm nhân viên theo từng phòng ban trước
SELECT NHANVIEN.PHG
	, COUNT(NHANVIEN.MANV) AS 'So_nv'
FROM NHANVIEN
GROUP BY NHANVIEN.PHG

Dùng IFF thực hiện theo yêu cầu đề bài
SELECT NHANVIEN.PHG
	, COUNT(NHANVIEN.MANV) AS 'So_nv'
	, 'Ghi Chu' = IIF(COUNT(NHANVIEN.MANV) < 3, 'thieu -> can tuyen them',
					  IIF(COUNT(NHANVIEN.MANV) < 5, 'Du nhan vien', 'Dong nhan vien')
					 )
FROM NHANVIEN
GROUP BY NHANVIEN.PHG

Dùng CASE
--CASE
SELECT PHONGBAN.TENPHG
	, COUNT(NHANVIEN.PHG) So_luong_nhan_vien
	, Ghi_Chu = CASE 
		WHEN COUNT(NHANVIEN.PHG) < 3  THEN 'Thieu nhan vien'
		WHEN COUNT(NHANVIEN.PHG) < 5  THEN 'Du nhan vien'
	ELSE 'Dong nhan vien'
	END
FROM NHANVIEN 
	INNER JOIN PHONGBAN ON PHONGBAN.MAPHG = NHANVIEN.PHG
GROUP BY PHONGBAN.TENPHG

  • Viết câu truy vấn hiển thị TenNV và thêm cột thuế dựa vào mức lương: 
- Trong khoảng 0 and 25000 thì Thuế= LUONG*0.1, 
- Trong khoảng 25000 and 30000 thì LUONG*0.12, 
- Trong khoảng 30000 and 40000 thì LUONG *0.15, 
- Trong khoảng 40000 and 50000 thì LUONG *0.2, 
- Còn lại LUONG*0.25

SELECT TENNV, LUONG, 
 THUE = CASE
			WHEN LUONG BETWEEN 0 AND 25000 THEN LUONG * 0.1
			WHEN LUONG BETWEEN 25000 AND 30000 THEN LUONG * 0.12
			WHEN LUONG BETWEEN 30000 AND 40000 THEN LUONG * 0.15
			WHEN LUONG BETWEEN 40000 AND 50000 THEN LUONG * 0.2
			ELSE LUONG * 0.25 
		END
FROM NHANVIEN


Bài 2:

Sử dụng cơ sở dữ liệu QLDA. Thực hiện các câu truy vấn sau, sử dụng if…else và case

Viết chương trình xem xét có tăng lương cho nhân viên hay không. Hiển thị cột thứ 1 là TenNV, cột thứ 2 nhận giá trị

  • “TangLuong” nếu lương hiện tại của nhân viên nhở hơn trung bình lương trong phòng mà nhân viên đó đang làm việc. 
  • “KhongTangLuong “nếu lương hiện tại của nhân viên lớn hơn trung bình lương trong phòng mà nhân viên đó đang làm việc.

Mức lương trung bình mỗi phòng ban
-- Mức lương trung bình mỗi phòng ban
SELECT NHANVIEN.PHG
	, AVG(NHANVIEN.LUONG)
FROM NHANVIEN
GROUP BY NHANVIEN.PHG


Lưu kết quả vào biến bảng (1)
-- Lưu kết quả vào biến bảng (1)
DECLARE @cau_1a TABLE (ma_phong INT, luong_TB FLOAT)
INSERT INTO @cau_1a
	SELECT NHANVIEN.PHG
		, AVG(NHANVIEN.LUONG)
	FROM NHANVIEN
	GROUP BY NHANVIEN.PHG

Thực hiện theo yêu cầu đề bài - Dùng IIF
-- thực hiện theo yêu cầu đề bài (phải kết nối bảng (1) với bảng nhân viên) 
-- dùng IIF

SELECT 
	NHANVIEN.TENNV
	, NHANVIEN.LUONG AS Luong_HienTai
	, Ghi_Chu_IIF = IIF (NHANVIEN.LUONG < bang_LTB.luong_TB, 'Tang luong', 'KHONG TANG luong')
FROM NHANVIEN
	INNER JOIN @cau_1a AS bang_LTB ON NHANVIEN.PHG = bang_LTB.ma_phong


Thực hiện theo yêu cầu đề bài - Dùng CASE
-- dùng CASE
SELECT 
	NHANVIEN.TENNV
	, NHANVIEN.LUONG AS Luong_HienTai
	, Ghi_Chu_CASE = CASE
		WHEN (NHANVIEN.LUONG < bang_LTB.luong_TB) THEN 'Tang luong'		
		ELSE 'KHONG TANG luong'
	END
FROM NHANVIEN
	INNER JOIN @cau_1a AS bang_LTB ON NHANVIEN.PHG = bang_LTB.ma_phong


Viết chương trình phân loại nhân viên dựa vào mức lương.

  • Nếu lương nhân viên nhỏ hơn trung bình lương mà nhân viên đó đang làm việc thì xếp loại “nhanvien”, ngược lại xếp loại “truongphong”

Mức lương trung bình mỗi phòng ban
-- Mức lương trung bình mỗi phòng ban
SELECT NHANVIEN.PHG
	, AVG(NHANVIEN.LUONG)
FROM NHANVIEN
GROUP BY NHANVIEN.PHG


Lưu kết quả vào biến bảng (1)
-- Lưu kết quả vào biến bảng (1)
DECLARE @cau_1b TABLE (ma_phong INT, luong_TB FLOAT)
INSERT INTO @cau_1b
	SELECT NHANVIEN.PHG
		, AVG(NHANVIEN.LUONG)
	FROM NHANVIEN
	GROUP BY NHANVIEN.PHG

Thực hiện theo yêu cầu đề bài
-- thực hiện theo yêu cầu đề bài (phải kết nối bảng (1) với bảng nhân viên) 
SELECT 
	NHANVIEN.TENNV
	, NHANVIEN.LUONG AS Luong_HienTai
	, Ghi_Chu_IIF = IIF (NHANVIEN.LUONG < bang_LTB.luong_TB, 'Nhan Vien', 'Truong Phong')
FROM NHANVIEN
	INNER JOIN @cau_1b AS bang_LTB ON NHANVIEN.PHG = bang_LTB.ma_phong

Viết chương trình hiển thị TenNV tùy vào cột phái của nhân viên, 

  • Nếu phái là Nữ thì ghi Ms. + TENNV, 
  • Nam thì ghi Mr. + TENNV, 
  • Ngược lại Khong_ro + TENNV

Simple CASE
-- Simple CASE 
SELECT 'Ten_nhanvien Simple CASE ' = CASE NHANVIEN.PHAI
	WHEN N'Nữ' THEN 'Ms. ' + NHANVIEN.TENNV
	WHEN N'Nam' THEN 'Mr. ' + NHANVIEN.TENNV
	ELSE 'Khong_ro ' + NHANVIEN.TENNV
	END
FROM NHANVIEN

Searched CASE
-- Searched CASE
SELECT 'ten nv' = CASE 
	WHEN NHANVIEN.PHAI LIKE N'Nữ' THEN 'Ms. ' + NHANVIEN.TENNV
	WHEN NHANVIEN.PHAI LIKE N'Nam' THEN 'Mr. ' + NHANVIEN.TENNV
	ELSE 'Khong_ro ' + NHANVIEN.TENNV
	END
FROM NHANVIEN


Viết chương trình tính thuế mà nhân viên phải đóng theo công thức:

  • 0<luong<25000 thì đóng 10% tiền lương
  • 25000<luong<30000 thì đóng 12% tiền lương
  • 30000<luong<40000 thì đóng 15% tiền lương
  • 40000<luong<50000 thì đóng 20% tiền lương
  • Luong>50000 đóng 25% tiền lương


Thực hiện yêu cầu (Searched Case)

SELECT
	NHANVIEN.TENNV
	,NHANVIEN.LUONG
	,'Dong Thue' = CASE
			WHEN NHANVIEN.LUONG between 0 and 25000 THen NHANVIEN.LUONG * 0.1
			WHEN NHANVIEN.LUONG between 25000 and 30000 THen NHANVIEN.LUONG * 0.12
			WHEN NHANVIEN.LUONG between 30000 and 40000 THen NHANVIEN.LUONG * 0.15
			WHEN NHANVIEN.LUONG between 40000 and 50000 THen NHANVIEN.LUONG * 0.20
			ELSE NHANVIEN.LUONG * 0.25
	END
FROM NHANVIEN

NotedCâu hỏi đặt ra ở câu lệnh trên là nếu mức lương 25000 thì thuế sẽ đóng là 10% hay 12% ? => Máy tính sẽ thực hiện từ trên xuống nếu lương 25000 thỏa mản điều kiện đầu nên thuế sẽ đóng là 10% (Thứ tự các câu lệnh trong trường hợp này các bạn cần để ý)


Xong!

[Database-Tự Học SQL] COM2034_SQL Server - Lab 3: Các Hàm Hệ Thống & Xử Lý Chuỗi

NỘI DUNG: 

Bài 1:
Với mỗi đề án, liệt kê tên đề án và tổng số giờ làm việc một tuần của tất cả các nhân viên tham dự đề án đó. 
  • Xuất định dạng “tổng số giờ làm việc” kiểu decimal với 2 số thập phân.
  • Xuất định dạng “tổng số giờ làm việc” kiểu varchar
Với mỗi phòng ban, liệt kê tên phòng ban và lương trung bình của những nhân viên làm việc cho phòng ban đó.
  • Xuất định dạng “luong trung bình” kiểu decimal với 2 số thập phân, sử dụng dấu phẩy để phân biệt phần nguyên và phần thập phân.
  • Xuất định dạng “luong trung bình” kiểu varchar. Sử dụng dấu phẩy tách cứ mỗi 3 chữ số trong chuỗi ra, gợi ý dùng thêm các hàm Right, Replace

Bài 2: 
Sử dụng các hàm toán học
Với mỗi đề án, liệt kê tên đề án và tổng số giờ làm việc một tuần của tất cả các nhân viên tham dự đề án đó.
  • Xuất định dạng “tổng số giờ làm việc” với hàm CEILING
  • Xuất định dạng “tổng số giờ làm việc” với hàm FLOOR
  • Xuất định dạng “tổng số giờ làm việc” làm tròn tới 2 chữ số thập phân

Cho biết họ tên nhân viên (HONV, TENLOT, TENNV) có mức lương trên mức lương trung bình (làm tròn đến 2 số thập phân) của phòng "Nghiên cứu"

Bài 3:
Sử dụng các hàm xử lý chuỗi
Danh sách những nhân viên (HONV, TENLOT, TENNV, DCHI) có trên 2 thân nhân, thỏa các yêu cầu
  • Dữ liệu cột HONV được viết in hoa toàn bộ
  • Dữ liệu cột TENLOT được viết chữ thường toàn bộ
  • Dữ liệu chột TENNV có ký tự thứ 2 được viết in hoa, các ký tự còn lại viết thường (ví dụ: kHanh)
  • Dữ liệu cột DCHI chỉ hiển thị phần tên đường, không hiển thị các thông tin khác như số nhà hay thành phố.
Cho biết tên phòng ban và họ tên trưởng phòng của phòng ban có đông nhân viên nhất, hiển thị thêm một cột thay thế tên trưởng phòng bằng tên “Fpoly”

Bài 4:
Sử dụng các hàm ngày tháng năm
  • Cho biết các nhân viên có năm sinh trong khoảng 1960 đến 1965.
  • Cho biết tuổi của các nhân viên tính đến thời điểm hiện tại.
  • Dựa vào dữ liệu NGSINH, cho biết nhân viên sinh vào thứ mấy.
  • Cho biết số lượng nhân viên, tên trưởng phòng, ngày nhận chức trưởng phòng và ngày nhận chức trưởng phòng hiển thi theo định dạng dd-mm-yy (ví dụ 25-04-2019)
Bài 5:  
Cho biết các nhân viên nhỏ tuổi nhất có tham gia dự án
Cho biết khoảng cách giữa lương cao nhất và lương thấp nhất là bao nhiêu. Thông tin hiển thị gồm: LuongCaoNhat, LuongThapNhat, ChenhLech. Định dạng lương theo mẫu (#,##0 triệu đồng).
 Hiển thị danh sách nhân viên gồm các thông tin: Mã nhân viên, họ và tên, Năm sinh, Độ tuổi
Được xét dựa trên tuổi: 
- Tuổi >50 : Cao tuổi
- Tuổi từ 25 – 50: Trung bình
- Tuổi <25: Nhỏ tuổi

THỰC HIỆN:

Bài 1:
Với mỗi đề án, liệt kê tên đề án và tổng số giờ làm việc một tuần của tất cả các nhân viên tham dự đề án đó. 
SELECT 
	DEAN.TENDEAN
	,SUM ( PHANCONG.THOIGIAN) AS 'Tong_thoi_gian'
FROM DEAN
	INNER JOIN CONGVIEC ON DEAN.MADA = CONGVIEC.MADA
	INNER JOIN PHANCONG ON CONGVIEC.MADA = PHANCONG.MADA
GROUP BY DEAN.TENDEAN

Xuất định dạng “tổng số giờ làm việc” kiểu decimal với 2 số thập phân.
Xuất định dạng “tổng số giờ làm việc” kiểu varchar
SELECT 
	DEAN.TENDEAN
	,SUM ( PHANCONG.THOIGIAN) AS 'Tong_thoi_gian'
	,CAST(SUM ( PHANCONG.THOIGIAN) AS DECIMAL (10,2)) AS 'Tong_thoi_gian_CAST_DEC_2_ThapPhan'
	,CONVERT( DECIMAL (10,2), SUM ( PHANCONG.THOIGIAN)) AS 'Tong_thoi_gian_CONVERT_DEC_2_ThapPhan'
FROM DEAN
	INNER JOIN CONGVIEC ON DEAN.MADA = CONGVIEC.MADA
	INNER JOIN PHANCONG ON CONGVIEC.MADA = PHANCONG.MADA
GROUP BY DEAN.TENDEAN

Với mỗi phòng ban, liệt kê tên phòng ban và lương trung bình của những nhân viên làm việc cho phòng ban đó.
SELECT PHONGBAN.TENPHG, 
	AVG(NHANVIEN.LUONG)
FROM PHONGBAN
	INNER JOIN NHANVIEN ON PHONGBAN.MAPHG = NHANVIEN.PHG
GROUP BY PHONGBAN.TENPHG

Xuất định dạng “luong trung bình” kiểu decimal với 2 số thập phân, sử dụng dấu phẩy để phân biệt phần nguyên và phần thập phân.
SELECT PHONGBAN.TENPHG, 
	CONVERT(DECIMAL(20,2),AVG(NHANVIEN.LUONG)) AS Decimal_2_ThapPhan,
	REPLACE(CONVERT(DECIMAL(20,2),AVG(NHANVIEN.LUONG)),'.',',') AS Decimal_2_ThapPhan_thay_CHAM_thanh_PHAY
FROM PHONGBAN
	INNER JOIN NHANVIEN ON PHONGBAN.MAPHG = NHANVIEN.PHG
GROUP BY PHONGBAN.TENPHG

Xuất định dạng “luong trung bình” kiểu varchar. Sử dụng dấu phẩy tách cứ mỗi 3 chữ số trong chuỗi ra, gợi ý dùng thêm các hàm Right, Replace
SELECT PHONGBAN.TENPHG, 
	CONVERT(VARCHAR,AVG(NHANVIEN.LUONG)) AS Kieu_Varchar,
	REPLACE(CONVERT(VARCHAR,AVG(NHANVIEN.LUONG)), /* chuyển lương trung bình sang VARCHAR */
			RIGHT(CONVERT(VARCHAR(10),AVG(NHANVIEN.LUONG)),3), /* Tìm chuỗi */
			',' + RIGHT(CONVERT(VARCHAR(10),AVG(NHANVIEN.LUONG)),3) ) /* Thay thế bằng chuỗi mới */
			AS Tach_nhom_3_chu_so
FROM PHONGBAN
	INNER JOIN NHANVIEN ON PHONGBAN.MAPHG = NHANVIEN.PHG
GROUP BY PHONGBAN.TENPHG

Noted: Yêu cầu chủ yếu để các bạn thực hành và hiểu về các sử dụng các hàm đã học. Các bạn cũng có thể sử dụng hàm FORMAT trong trường hợp này.

SELECT PHONGBAN.TENPHG
	,FORMAT(AVG(NHANVIEN.LUONG), '#,###.#0')
FROM PHONGBAN
	INNER JOIN NHANVIEN ON PHONGBAN.MAPHG = NHANVIEN.PHG
GROUP BY PHONGBAN.TENPHG

Ngoài ra hàm FORMAT cũng có thể dùng để định dạng ngày tháng năm. Ví dụ: FORMAT (GETDATE(), 'dd/mm/yyy hh:mm:ss') 
Các bạn có thể tìm hiểu hàm FORMAT tại đây

Bài 2: 
SỬ DỤNG CÁC HÀM TOÁN HỌC

Với mỗi đề án, liệt kê tên đề án và tổng số giờ làm việc một tuần của tất cả các nhân viên tham dự đề án đó.
SELECT DEAN.TENDEAN, 
	SUM(THOIGIAN) 
FROM DEAN
	INNER JOIN CONGVIEC ON dean.MADA = CONGVIEC.MADA
	INNER JOIN PHANCONG ON CONGVIEC.MADA = PHANCONG.MADA
GROUP BY DEAN.TENDEAN


Xuất định dạng “tổng số giờ làm việc” với hàm CEILING
Xuất định dạng “tổng số giờ làm việc” với hàm FLOOR
Xuất định dạng “tổng số giờ làm việc” làm tròn tới 2 chữ số thập phân
SELECT DEAN.TENDEAN, 
	CEILING(SUM(THOIGIAN)) AS Ham_CEILING,
	FLOOR(SUM(THOIGIAN)) AS Ham_FLOOR,
	ROUND(SUM(THOIGIAN),2) AS Ham_ROUND_2_So_ThapPhan
FROM DEAN
	INNER JOIN CONGVIEC ON dean.MADA = CONGVIEC.MADA
	INNER JOIN PHANCONG ON CONGVIEC.MADA = PHANCONG.MADA
GROUP BY DEAN.TENDEAN

Cho biết họ tên nhân viên (HONV, TENLOT, TENNV) có mức lương trên mức lương trung bình (làm tròn đến 2 số thập phân) của phòng "Nghiên cứu"

Chuẩn bị truy vấn
-- chuẩn bị 
SELECT HONV, TENLOT, TENNV
	, LUONG
FROM NHANVIEN
WHERE LUONG > (SELECT AVG(LUONG) FROM NHANVIEN AS nvien, PHONGBAN AS pban
				WHERE nvien.PHG = pban.MAPHG and TENPHG = N'Nghiên cứu')

Dùng hàm ROUND để thực hiện yêu cầu
SELECT HONV, TENLOT, TENNV
	, ROUND(LUONG,2)
FROM NHANVIEN
WHERE LUONG > (SELECT AVG(LUONG) FROM NHANVIEN AS nvien, PHONGBAN AS pban
				WHERE nvien.PHG = pban.MAPHG and TENPHG = N'Nghiên cứu')

Bài 3: 
SỬ DỤNG CÁC HÀM XỬ LÝ CHUỖI

Danh sách những nhân viên (HONV, TENLOT, TENNV, DCHI) có trên 2 thân nhân, thỏa các yêu cầu (1)
-- chuẩn bị
SELECT THANNHAN.MA_NVIEN
	,HONV
	,TENLOT
	,TENNV
	,DCHI
	,COUNT(THANNHAN.MA_NVIEN)
FROM THANNHAN
	INNER JOIN NHANVIEN ON THANNHAN.MA_NVIEN = NHANVIEN.MANV
GROUP BY THANNHAN.MA_NVIEN,HONV, TENLOT, TENNV, DCHI
HAVING COUNT(THANNHAN.MA_NVIEN) > 2

Dữ liệu cột HONV được viết in hoa toàn bộ
Dữ liệu cột TENLOT được viết chữ thường toàn bộ
Dữ liệu chột TENNV có ký tự thứ 2 được viết in hoa, các ký tự còn lại viết thường (ví dụ: kHanh)
SELECT THANNHAN.MA_NVIEN
	, UPPER ( HONV)
	, LOWER(TENLOT)
	, LEFT(LOWER(TENNV),1) + UPPER (SUBSTRING(LOWER(TENNV), 2,1)) + RIGHT(LOWER(TENNV), LEN(LOWER(TENNV))-2)
	, NHANVIEN.DCHI 
	,COUNT(THANNHAN.MA_NVIEN)
FROM THANNHAN
INNER JOIN NHANVIEN ON THANNHAN.MA_NVIEN = NHANVIEN.MANV
GROUP BY THANNHAN.MA_NVIEN,HONV, TENLOT, TENNV, DCHI
HAVING COUNT(THANNHAN.MA_NVIEN) > 2

Dữ liệu cột DCHI chỉ hiển thị phần tên đường, không hiển thị các thông tin khác như số nhà hay thành phố.

Chúng ta sẽ dùng hàm substring trong trường hợp này, chạy với truy đơn giản trước (2)
SELECT DCHI
,SUBSTRING(DCHI,
		CHARINDEX(' ', DCHI) +1, 
		 /*chiều dài của địa chỉ, TRỪ vị trí khoảng trắng đầu tiên, TRỪ cho vị trị trí của dấu phẩy sau khi đảo ngược địa chỉ */
		LEN(DCHI) - CHARINDEX(' ', DCHI) - CHARINDEX(',', REVERSE( DCHI))) AS DIACHI
FROM  NHANVIEN

Hoặc
SELECT SUBSTRING (NHANVIEN.DCHI,
					CHARINDEX(' ',NHANVIEN.DCHI ) + 1, -- căn cứ vào khoảng trắng đầu tiên để xác định vị trí bắt đầu lấy
					CHARINDEX(',',NHANVIEN.DCHI)-1 - CHARINDEX(' ',NHANVIEN.DCHI )) -- xác định vị trí dấu phẩy, sau đó trừ đi vị trí khoảng trắng đầu tiên
FROM NHANVIEN

Thay vào câu (2) vào (1)
SELECT THANNHAN.MA_NVIEN
	,HONV
	,TENLOT
	,TENNV
	,SUBSTRING (NHANVIEN.DCHI,
				CHARINDEX(' ',NHANVIEN.DCHI ) + 1, 
				CHARINDEX(',',NHANVIEN.DCHI)-1 - CHARINDEX(' ',NHANVIEN.DCHI )) 
	,COUNT(THANNHAN.MA_NVIEN)
FROM THANNHAN
	INNER JOIN NHANVIEN ON THANNHAN.MA_NVIEN = NHANVIEN.MANV
GROUP BY THANNHAN.MA_NVIEN,HONV, TENLOT, TENNV, DCHI
HAVING COUNT(THANNHAN.MA_NVIEN) > 2

Cho biết tên phòng ban và họ tên trưởng phòng của phòng ban có đông nhân viên nhất, hiển thị thêm một cột thay thế tên trưởng phòng bằng tên “Fpoly”

Lấy ra phòng có số nhân viên đông nhất (chưa có tên trưởng phòng)
-- lấy phòng có số nhân viên đông nhất
SELECT TOP 1
	NHANVIEN.PHG
	, PHONGBAN.TENPHG
	, PHONGBAN.TRPHG
	, COUNT(NHANVIEN.MANV) AS so_nhanvien
FROM NHANVIEN
	INNER JOIN PHONGBAN ON NHANVIEN.PHG = PHONGBAN.MAPHG
GROUP BY NHANVIEN.PHG, PHONGBAN.TENPHG, PHONGBAN.TRPHG
ORDER BY so_nhanvien DESC

Hiển thị thêm tên trưởng phòng
-- PHONGBAN.TRPHG là mã số nhân viên, ngoài ra bảng nhân viên (manv) và bảng phòng ban (trphg) còn có quan hệ khác 
SELECT TOP 1
	NHANVIEN.PHG
	, PHONGBAN.TENPHG
	, PHONGBAN.TRPHG
	, nhan_vien2.TENNV
	, COUNT(NHANVIEN.MANV) AS so_nhanvien
FROM NHANVIEN
	INNER JOIN PHONGBAN ON NHANVIEN.PHG = PHONGBAN.MAPHG
	INNER JOIN NHANVIEN AS nhan_vien2 ON nhan_vien2.MANV = PHONGBAN.TRPHG
GROUP BY NHANVIEN.PHG, PHONGBAN.TENPHG, PHONGBAN.TRPHG, nhan_vien2.TENNV
ORDER BY so_nhanvien DESC

Thực hiện theo yêu cầu đề bài
-- Thực hiện thay thế theo yêu cầu
SELECT TOP 1
	NHANVIEN.PHG
	, PHONGBAN.TENPHG
	, PHONGBAN.TRPHG
    , nhan_vien2.TENNV
	, REPLACE( nhan_vien2.TENNV,  nhan_vien2.TENNV, 'Fpoly') AS Thay_the_ten_TruongPhong
	, COUNT(NHANVIEN.MANV) AS so_nhanvien
FROM NHANVIEN
	INNER JOIN PHONGBAN ON NHANVIEN.PHG = PHONGBAN.MAPHG
	INNER JOIN NHANVIEN AS nhan_vien2 ON nhan_vien2.MANV = PHONGBAN.TRPHG
GROUP BY NHANVIEN.PHG, PHONGBAN.TENPHG, PHONGBAN.TRPHG, nhan_vien2.TENNV
ORDER BY so_nhanvien DESC

Bài 4: 
SỬ DỤNG CÁC HÀM NGÀY THÁNG NĂM

Cho biết các nhân viên có năm sinh trong khoảng 1960 đến 1965.
SELECT NHANVIEN.MANV
	, NHANVIEN.TENNV
	, DATENAME(year, NHANVIEN.NGSINH) 
FROM NHANVIEN
WHERE 
	YEAR(NHANVIEN.NGSINH) BETWEEN 1960 AND 1965

Cho biết tuổi của các nhân viên tính đến thời điểm hiện tại.
SELECT 
	MANV, TenNV, YEAR(GETDATE()) - YEAR(NGSINH) as 'Tuoi'
FROM NHANVIEN;

Dựa vào dữ liệu NGSINH, cho biết nhân viên sinh vào thứ mấy.
SELECT NHANVIEN.MANV
	, NHANVIEN.TENNV
	, DATENAME(WEEKDAY, NHANVIEN.NGSINH) 
FROM NHANVIEN

Cho biết số lượng nhân viên, tên trưởng phòng, ngày nhận chức trưởng phòng và ngày nhận chức trưởng phòng hiển thi theo định dạng dd-mm-yy (ví dụ 25-04-2019)

Ban đầu chúng ta chỉ hiển thị mã trưởng phòng
-- Hiển thị mã trưởng phòng, dùng để nháp và lập luận
SELECT COUNT(NHANVIEN.MANV)
	, PHONGBAN.TRPHG
	, CONVERT(VARCHAR,NG_NHANCHUC,105)
FROM NHANVIEN
	INNER JOIN PHONGBAN ON NHANVIEN.PHG = PHONGBAN.MAPHG 
GROUP BY PHONGBAN.TRPHG, CONVERT(VARCHAR,NG_NHANCHUC,105)

Noted: Vì trưởng phòng cũng là một nhân viên, nên chúng ta có thể biết được tên nhân viên nhờ mã trưởng phòng (mã nhân viên) trong bảng NHANVIEN. 
SELECT COUNT(NHANVIEN.MANV)
	,PHONGBAN.TRPHG
	,nhan_vien2.TENNV
	, CONVERT(VARCHAR,NG_NHANCHUC,105)
FROM NHANVIEN
	INNER JOIN PHONGBAN ON NHANVIEN.PHG = PHONGBAN.MAPHG
	INNER JOIN NHANVIEN AS nhan_vien2 ON nhan_vien2.MANV = PHONGBAN.TRPHG 
GROUP BY PHONGBAN.TRPHG, nhan_vien2.TENNV, CONVERT(VARCHAR,NG_NHANCHUC,105)

Bài 5:  
Cho biết các nhân viên nhỏ tuổi nhất có tham gia dự án
Cho biết khoảng cách giữa lương cao nhất và lương thấp nhất là bao nhiêu. Thông tin hiển thị gồm: LuongCaoNhat, LuongThapNhat, ChenhLech. Định dạng lương theo mẫu (#,##0 triệu đồng).
 Hiển thị danh sách nhân viên gồm các thông tin: Mã nhân viên, họ và tên, Năm sinh, Độ tuổi
Được xét dựa trên tuổi: 
- Tuổi >50 : Cao tuổi
- Tuổi từ 25 – 50: Trung bình
- Tuổi <25: Nhỏ tuổi
??

Xong!
/*header slide*/