/*auto readmore*/ /*auto readmore*/ /* an hien script*/ // an hien password /*an hien ma chuong trinh cong tru */ /*Scrollbox thanh cuon*/ /***Nhung CODE***/ /* dòng xanh dòng trắng */ /* https://cdnjs.com/libraries/prism lay thu vien, can vao ten file ma goi 1. copy link vao vi du:prism-python.min.js 2. ten ngon nua la python */ /*=== New posts ===*/ /*header slider*/ /*=== bai viet lien quan===*/ /*===tabcode===*/

[Database-Tự Học SQL] COM2034_SQL Server - Lab 4: Điều Kiện & Vòng Lặp - P2

Ôn lại lý thuyết:

WHILE: Vòng lặp WHILE là việc chạy/thực thi lặp đi lặp lại một đoạn CODE khi điều kiện cụ thể cho trước trả về giá trị là TRUE thì sẽ dừng. Đầu tiên, nó kiểm tra điều kiện và thực hiện một khối câu lệnh nếu điều kiện là đúng.

BREAK: 

  • Dùng để thoát khỏi vòng lặp (BREAK không có bất kỳ đối số nào đi kèm)
  • Nếu có nhiều WHILE lồng nhau thì BREAK sẽ thoát vòng lặp WHILE gần nó nhất
CONTINUE:

  • Bỏ qua khối lệnh sau nó (khối lệnh trong bước lặp hiện tại), và thực hiện bước lặp tiếp theo
  • CONTINUE không có bất kỳ đối số nào đi kèm
Cấu trúc lệnh WHILE


NỘI DUNG: Tìm về vòng lặp WHILE, TRY ... CATCH, RAISERROR

Bài 1:

Dùng vòng WHILE để viết chương trình đơn giản theo yêu cầu:

  • Viết chương trình tính tổng các số chẵn từ 1 tới 10.
  • Viết chương trình tính tổng các số chẵn từ 1 tới 10 nhưng bỏ số 4.

Bài 2:

Sử dụng cơ sở dữ liệu QLDA. Thực hiện các câu truy vấn sau, sử dụng vòng lặp

  • Cho biết thông tin nhân viên (HONV, TENLOT, TENNV) có MaNV là số chẵn.
  • Cho biết thông tin nhân viên (HONV, TENLOT, TENNV) có MaNV là số chẵn nhưng không tính nhân viên có MaNV là 4.

Bài 3:

Quản lý lỗi chương trình 
Thực hiện chèn thêm một dòng dữ liệu vào bảng PhongBan theo 2 bước 
  • Nhận thông báo “Thêm dữ liệu thành công” từ khối Try
  • Chèn sai kiểu dữ liệu cột MaPHG để nhận thông báo lỗi “Thêm dữ liệu thất bại” từ khối Catch
Viết chương trình khai báo biến @chia, thực hiện phép chia @chia cho số 0 và dùng RAISERROR để thông báo lỗi.


THỰC HIỆN:

Bài 1:

Dùng vòng WHILE để viết chương trình đơn giản theo yêu cầu:

  • Viết chương trình tính tổng các số chẵn từ 1 tới 10.
-- Viết chương trình tính tổng các số chẵn từ 1 tới 10
DECLARE @tong INT = 0;
DECLARE @i INT = 1;

WHILE (@i <= 10)
BEGIN
	IF(@i % 2 = 0)
		SET @tong = @tong + @i
	SET @i = @i + 1
END
PRINT @tong

/*
Kết quả là 30 vì:
2
2 + 4 = 6
6 + 6 = 12
12 + 8 = 20
20 + 10 = 30
*/


  • Viết chương trình tính tổng các số chẵn từ 1 tới 10, nếu số chẵn là số 8 thì kết thúc chương trình
Cách 1:
--  Viết chương trình tính tổng các số chẵn từ 1 tới 10, nếu số chẵn là số 8 thì kết thúc chương trình
DECLARE @tong_break INT = 0;
DECLARE @k INT = 1;

WHILE (@k <= 10)
BEGIN
	IF @k = 8
		BREAK

	IF(@k % 2 = 0)
		SET @tong_break = @tong_break + @k
	SET @k = @k + 1
END
PRINT @tong_break

/*
Kết quả là 12 vì:
2
2 + 4 = 6
6 + 6 = 12

Khi k = 8 thì BREAK có nghĩa sẽ kết thúc vòng lặp (vòng lặp gần nó nhất)

*/
Cách 2:
DECLARE @tong_break INT = 0;
DECLARE @k INT = 1;

WHILE (@k <= 10)
BEGIN
	

	IF(@k % 2 = 0)
		IF @k = 8
			BREAK
		ELSE
			SET @tong_break = @tong_break + @k
	SET @k = @k + 1
END
PRINT @tong_break
  
Các bạn đưa ra nhận xét gì về 2 cách trên

  • Viết chương trình tính tổng các số chẵn từ 1 tới 10 nhưng bỏ số 4.
-- Viết chương trình tính tổng các số chẵn từ 1 tới 10 nhưng bỏ số 4.
DECLARE @tong_bo4 INT = 0;
DECLARE @j INT = 1;

WHILE (@j <= 10)
BEGIN
	IF @j = 4 
		BEGIN
			SET @j = @j + 1 -- phải tăng lên đếm lên 1, nếu không sẽ bị lặp vô hạng do biến đếm j = 4 hoài -> lặp tô tận 
			CONTINUE;
		END
	
	IF  (@j % 2= 0)
		SET @tong_bo4= @tong_bo4 + @j
	
	SET @j = @j + 1
END
PRINT @tong_bo4

/*
Kết quả là 26 vì:
Cách hoạt động cũng tương tự như tính tổng, tuy nhiên khi @j = 4, nó tăng lên 1 đơn vị và KHÔNG thực hiện phép cộng với giá trị = 4 này

*/

Bài 2:

Sử dụng cơ sở dữ liệu QLDA. Thực hiện các câu truy vấn sau, sử dụng vòng lặp

Cho biết thông tin nhân viên (HONV, TENLOT, TENNV) có MaNV là số chẵn.


Lấy thông tin và sắp xếp MANV theo thứ tự giảm dần
-- Lấy thông tin và sắp xếp MANV theo thứ tự giảm dần
SELECT MANV 
FROM NHANVIEN
ORDER BY MANV DESC;

Để đảm bảo MANV là INT thì chúng ta nên ép kiểu MANV sang INT, và lấy ra MANV cao nhất
-- Để đảm bảo MANV là INT thì chúng ta nên ép kiểu MANV sang INT, và lấy ra MANV cao nhất
SELECT TOP 1 
	CONVERT(INT, MANV)
FROM NHANVIEN
ORDER BY CONVERT(INT, MANV) DESC

Lấy MANV cao nhất gán vào biến @max_manv, và MANV nhấp nhất gán vào biến @min_manv (1)
-- Lấy MANV cao nhất gán vào biến @max_manv
DECLARE @max_manv INT
SET @max_manv = (SELECT TOP 1 
					CONVERT(INT, MANV)
				FROM NHANVIEN
				ORDER BY CONVERT(INT, MANV) DESC
				)

-- Tương tự lấy MANV nhấp nhất gán vào biến @min_manv
DECLARE @min_manv INT
SET @min_manv = (SELECT TOP 1 
					CONVERT(INT, MANV)
				FROM NHANVIEN
				ORDER BY CONVERT(INT, MANV) ASC
				)
-- HOẶC
DECLARE @min int = (select min(CAST(manv as int)) from NHANVIEN);
DECLARE @max int = (select max(CAST(manv as int)) from NHANVIEN);


Thực hiện theo yêu cầu (phải kết hợp với (1) để chạy nhé các bạn)

-- Thực hiện theo yêu cầu
WHILE (@min_manv < @max_manv)
BEGIN
	IF (@min_manv % 2 = 0)
		BEGIN
			SELECT MANV
				, HONV, TENLOT, TENNV
			FROM NHANVIEN
			WHERE CONVERT(INT, MANV) = @min_manv
		END
	SET @min_manv = @min_manv + 1
END

Noted 1: Với kiểu thực hiện vòng lặp như code trên chương trình chạy có nhiều khi xuất ra các dòng trắng vì MANV không tồn tại trong trường hợp MANV không liên tục,... 

Để khắc phục lỗi đó chúng ta có thể kiểm tra xem @min_manv có tồn trong bảng NHANVIEN thì mới thực hiện

-- Để khắc phục lỗi đó chúng ta có thể kiểm tra xem @min_manv có tồn trong bảng NHANVIEN thì mới thực hiện
WHILE (@min_manv < @max_manv)
BEGIN
	IF (@min_manv % 2 = 0)
		BEGIN
			IF EXISTS(SELECT CONVERT(INT, MANV) FROM NHANVIEN WHERE CONVERT(INT, MANV) = @min_manv) -- kiểm tra sự tồn tại của @min_manv trong bảng NHANVIEN
				SELECT MANV
					, HONV, TENLOT, TENNV
				FROM NHANVIEN
				WHERE (CONVERT(INT, MANV) = @min_manv)
		END
	SET @min_manv = @min_manv + 1
END;


Noted 2: Hai số chẵn kế nhau cách nhau 2 đơn vị, nếu chúng ta đã xác định được số đầu tiên rồi để tìm số chẵn tiếp theo thì chúng ta lấy số đó cộng thêm 2. => Với code trên các bạn xem và thay đổi sao cho hợp lý nhất để chương trình không cần kiểm tra các @min_manv là số lẻ. Như vậy lúc này vòng lặp chúng ta sẽ thực hiện lặp ít hơn,... mà vẫn cho ra kết quả không đổi.

Tham khảo cách KHÔNG DÙNG vòng lặp:

khong dung vong lap
SELECT MANV, TENLOT, TENNV 
FROM NHANVIEN
WHERE CONVERT(INT,MANV) %2 = 0


Cho biết thông tin nhân viên (HONV, TENLOT, TENNV) có MaNV là số chẵn nhưng không tính nhân viên có MaNV là 4.

Cách 1:
-- Cho biết thông tin nhân viên (HONV, TENLOT, TENNV) có MaNV là số chẵn nhưng không tính nhân viên có MaNV là 4
WHILE (@min_manv < @max_manv)
BEGIN
	IF (@min_manv = 4)
		BEGIN
			SET @min_manv = @min_manv + 1
			CONTINUE
		END
	IF (@min_manv % 2 = 0)
		BEGIN
			IF EXISTS(SELECT CONVERT(INT, MANV) FROM NHANVIEN WHERE CONVERT(INT, MANV) = @min_manv) -- kiểm tra sự tồn tại của @min_manv trong bảng NHANVIEN
				SELECT MANV
					, HONV, TENLOT, TENNV
				FROM NHANVIEN
				WHERE (CONVERT(INT, MANV) = @min_manv)
		END
	SET @min_manv = @min_manv + 1
END;

Cách 2:
-- HOẶC
WHILE (@min_manv < @max_manv)
BEGIN
	
	IF (@min_manv % 2 = 0)
		IF @min_manv = 4
			BEGIN
				SET @min_manv = @min_manv + 1
				CONTINUE
			END
		ELSE

			BEGIN
				IF EXISTS(SELECT CONVERT(INT, MANV) FROM NHANVIEN WHERE CONVERT(INT, MANV) = @min_manv) -- kiểm tra sự tồn tại của @min_manv trong bảng NHANVIEN
					SELECT MANV
						, HONV, TENLOT, TENNV
					FROM NHANVIEN
					WHERE (CONVERT(INT, MANV) = @min_manv)
			END
	SET @min_manv = @min_manv + 1
END;

Noted: Các bạn xem xem 2 cách trên, cách nào tối ưu hơn, vì sao

Bài 3:

Quản lý lỗi chương trình 
Thực hiện chèn thêm một dòng dữ liệu vào bảng PhongBan theo 2 bước 
  • Nhận thông báo “Thêm dữ liệu thành công” từ khối Try
  • Chèn sai kiểu dữ liệu cột MaPHG để nhận thông báo lỗi “Thêm dữ liệu thất bại” từ khối Catch
BEGIN TRY
	INSERT PHONGBAN ([TENPHG]
      ,[MAPHG]
      ,[TRPHG]
      ,[NG_NHANCHUC])
	VALUES ('keToan',2,'003','2020-06-02')
	 -- Nếu lệnh chèn thực thi thành công in ra dòng bên dưới
	PRINT 'SUCCESS: Them du lieu THANH CONG'
END TRY
-- Nếu có lỗi xảy ra khi chèn dữ liệu in ra dòng thông báo lỗi cùng với thông tin mã lỗi và thông báo lỗi
BEGIN CATCH
	PRINT 'FAILURE: Them du lieu THAT BAI'
	PRINT 'ERROR ' + CONVERT(varchar, ERROR_NUMBER()) 
		+ ': ' + ERROR_MESSAGE()
END CATCH

Kết quả:
Chạy lần 1 sẽ cho kết quả thành công
(1 row affected)
SUCCESS: Them du lieu THANH CONG

Completion time: 2022-05-25T10:50:40.1103666+07:00

Chạy lần 2 bị thông báo lỗi vì MAPHG đã tồn tại
(0 rows affected)
FAILURE: Them du lieu THAT BAI
ERROR 2627: Violation of PRIMARY KEY constraint 'PK_PhongBan'. Cannot insert duplicate key in object 'dbo.PHONGBAN'. The duplicate key value is (3).

Completion time: 2022-05-25T10:51:03.3769594+07:00

Viết chương trình khai báo biến @chia, thực hiện phép chia @chia cho số 0 và dùng RAISERROR để thông báo lỗi.
BEGIN TRY
	DECLARE @chia INT
	SET @chia = 55/0
END TRY
BEGIN CATCH
	DECLARE
		@ErrMessage NVARCHAR(2048), -- độ dài của chuỗi thông báo lỗi
		@ErrSeverity INT,
		@ErrState INT
		
	SELECT
		@ErrMessage = ERROR_MESSAGE(),
		@ErrSeverity = ERROR_SEVERITY(),
		@ErrState = ERROR_STATE()
		RAISERROR(@ErrMessage, @ErrSeverity, @ErrState) -- thực hiện hiển thị thông báo
END CATCH


Kết quả:

Msg 50000, Level 16, State 1, Line 15
Divide by zero error encountered.

Completion time: 2022-05-25T11:10:58.7629608+07:00


Xong!

[Database-Tự Học SQL] COM2034_SQL Server - Lab 4: Điều Kiện & Vòng Lặp - P1

NỘI DUNG:  Tìm hiểu chủ đề IF ... ELSE, IIF, CASE 

Bài 1:

  • Viết câu truy vấn đếm số lượng nhân viên trong từng phòng ban, nếu số lượng nhân viên nhỏ hơn 3  thì hiển thị “Thiếu nhân viên”, ngược lại <5 hiển thị “Đủ Nhan Vien”, ngược lại hiển thị”Đông nhân viên”
  • Viết câu truy vấn hiển thị TenNV và thêm cột thuế dựa vào mức lương: trong khoảng 0 and 25000 thì Thuế= LUONG*0.1, trong khoảng 25000 and 30000 thì LUONG*0.12, trong khoảng 30000 and 40000 thì LUONG *0.15, trong khoảng 40000 and 50000 thì LUONG *0.2, còn lại LUONG*0.25

Bài 2:

Sử dụng cơ sở dữ liệu QLDA. Thực hiện các câu truy vấn sau, sử dụng if…else và case

Viết chương trình xem xét có tăng lương cho nhân viên hay không. Hiển thị cột thứ 1 là TenNV, cột thứ 2 nhận giá trị

  • “TangLuong” nếu lương hiện tại của nhân viên nhở hơn trung bình lương trong phòng mà nhân viên đó đang làm việc. 
  • “KhongTangLuong “nếu lương hiện tại của nhân viên lớn hơn trung bình lương trong phòng mà nhân viên đó đang làm việc.

Viết chương trình phân loại nhân viên dựa vào mức lương.

  • Nếu lương nhân viên nhỏ hơn trung bình lương mà nhân viên đó đang làm việc thì xếp loại “nhanvien”, ngược lại xếp loại “truongphong”

Viết chương trình hiển thị TenNV tùy vào cột phái của nhân viên, 

  • nếu phái là Nữ thì ghi Ms. + TENNV, 
  • Nam thì ghi Mr. + TENNV, 
  • Ngược lại Khong_ro + TENNV

Viết chương trình tính thuế mà nhân viên phải đóng theo công thức:

  • 0<luong<25000 thì đóng 10% tiền lương
  • 25000<luong<30000 thì đóng 12% tiền lương
  • 30000<luong<40000 thì đóng 15% tiền lương
  • 40000<luong<50000 thì đóng 20% tiền lương
  • Luong>50000 đóng 25% tiền lương


THỰC HIỆN:

Bài 1:

  • Viết câu truy vấn đếm số lượng nhân viên trong từng phòng ban, nếu số lượng nhân viên nhỏ hơn 3  thì hiển thị “Thiếu nhân viên”, ngược lại <5 hiển thị “Đủ Nhan Vien”, ngược lại hiển thị”Đông nhân viên”


Đếm nhân viên theo từng phòng ban
-- thực hiện đếm nhân viên theo từng phòng ban trước
SELECT NHANVIEN.PHG
	, COUNT(NHANVIEN.MANV) AS 'So_nv'
FROM NHANVIEN
GROUP BY NHANVIEN.PHG

Dùng IFF thực hiện theo yêu cầu đề bài
SELECT NHANVIEN.PHG
	, COUNT(NHANVIEN.MANV) AS 'So_nv'
	, 'Ghi Chu' = IIF(COUNT(NHANVIEN.MANV) < 3, 'thieu -> can tuyen them',
					  IIF(COUNT(NHANVIEN.MANV) < 5, 'Du nhan vien', 'Dong nhan vien')
					 )
FROM NHANVIEN
GROUP BY NHANVIEN.PHG

Dùng CASE
--CASE
SELECT PHONGBAN.TENPHG
	, COUNT(NHANVIEN.PHG) So_luong_nhan_vien
	, Ghi_Chu = CASE 
		WHEN COUNT(NHANVIEN.PHG) < 3  THEN 'Thieu nhan vien'
		WHEN COUNT(NHANVIEN.PHG) < 5  THEN 'Du nhan vien'
	ELSE 'Dong nhan vien'
	END
FROM NHANVIEN 
	INNER JOIN PHONGBAN ON PHONGBAN.MAPHG = NHANVIEN.PHG
GROUP BY PHONGBAN.TENPHG

  • Viết câu truy vấn hiển thị TenNV và thêm cột thuế dựa vào mức lương: 
- Trong khoảng 0 and 25000 thì Thuế= LUONG*0.1, 
- Trong khoảng 25000 and 30000 thì LUONG*0.12, 
- Trong khoảng 30000 and 40000 thì LUONG *0.15, 
- Trong khoảng 40000 and 50000 thì LUONG *0.2, 
- Còn lại LUONG*0.25

SELECT TENNV, LUONG, 
 THUE = CASE
			WHEN LUONG BETWEEN 0 AND 25000 THEN LUONG * 0.1
			WHEN LUONG BETWEEN 25000 AND 30000 THEN LUONG * 0.12
			WHEN LUONG BETWEEN 30000 AND 40000 THEN LUONG * 0.15
			WHEN LUONG BETWEEN 40000 AND 50000 THEN LUONG * 0.2
			ELSE LUONG * 0.25 
		END
FROM NHANVIEN


Bài 2:

Sử dụng cơ sở dữ liệu QLDA. Thực hiện các câu truy vấn sau, sử dụng if…else và case

Viết chương trình xem xét có tăng lương cho nhân viên hay không. Hiển thị cột thứ 1 là TenNV, cột thứ 2 nhận giá trị

  • “TangLuong” nếu lương hiện tại của nhân viên nhở hơn trung bình lương trong phòng mà nhân viên đó đang làm việc. 
  • “KhongTangLuong “nếu lương hiện tại của nhân viên lớn hơn trung bình lương trong phòng mà nhân viên đó đang làm việc.

Mức lương trung bình mỗi phòng ban
-- Mức lương trung bình mỗi phòng ban
SELECT NHANVIEN.PHG
	, AVG(NHANVIEN.LUONG)
FROM NHANVIEN
GROUP BY NHANVIEN.PHG


Lưu kết quả vào biến bảng (1)
-- Lưu kết quả vào biến bảng (1)
DECLARE @cau_1a TABLE (ma_phong INT, luong_TB FLOAT)
INSERT INTO @cau_1a
	SELECT NHANVIEN.PHG
		, AVG(NHANVIEN.LUONG)
	FROM NHANVIEN
	GROUP BY NHANVIEN.PHG

Thực hiện theo yêu cầu đề bài - Dùng IIF
-- thực hiện theo yêu cầu đề bài (phải kết nối bảng (1) với bảng nhân viên) 
-- dùng IIF

SELECT 
	NHANVIEN.TENNV
	, NHANVIEN.LUONG AS Luong_HienTai
	, Ghi_Chu_IIF = IIF (NHANVIEN.LUONG < bang_LTB.luong_TB, 'Tang luong', 'KHONG TANG luong')
FROM NHANVIEN
	INNER JOIN @cau_1a AS bang_LTB ON NHANVIEN.PHG = bang_LTB.ma_phong


Thực hiện theo yêu cầu đề bài - Dùng CASE
-- dùng CASE
SELECT 
	NHANVIEN.TENNV
	, NHANVIEN.LUONG AS Luong_HienTai
	, Ghi_Chu_CASE = CASE
		WHEN (NHANVIEN.LUONG < bang_LTB.luong_TB) THEN 'Tang luong'		
		ELSE 'KHONG TANG luong'
	END
FROM NHANVIEN
	INNER JOIN @cau_1a AS bang_LTB ON NHANVIEN.PHG = bang_LTB.ma_phong


Viết chương trình phân loại nhân viên dựa vào mức lương.

  • Nếu lương nhân viên nhỏ hơn trung bình lương mà nhân viên đó đang làm việc thì xếp loại “nhanvien”, ngược lại xếp loại “truongphong”

Mức lương trung bình mỗi phòng ban
-- Mức lương trung bình mỗi phòng ban
SELECT NHANVIEN.PHG
	, AVG(NHANVIEN.LUONG)
FROM NHANVIEN
GROUP BY NHANVIEN.PHG


Lưu kết quả vào biến bảng (1)
-- Lưu kết quả vào biến bảng (1)
DECLARE @cau_1b TABLE (ma_phong INT, luong_TB FLOAT)
INSERT INTO @cau_1b
	SELECT NHANVIEN.PHG
		, AVG(NHANVIEN.LUONG)
	FROM NHANVIEN
	GROUP BY NHANVIEN.PHG

Thực hiện theo yêu cầu đề bài
-- thực hiện theo yêu cầu đề bài (phải kết nối bảng (1) với bảng nhân viên) 
SELECT 
	NHANVIEN.TENNV
	, NHANVIEN.LUONG AS Luong_HienTai
	, Ghi_Chu_IIF = IIF (NHANVIEN.LUONG < bang_LTB.luong_TB, 'Nhan Vien', 'Truong Phong')
FROM NHANVIEN
	INNER JOIN @cau_1b AS bang_LTB ON NHANVIEN.PHG = bang_LTB.ma_phong

Viết chương trình hiển thị TenNV tùy vào cột phái của nhân viên, 

  • Nếu phái là Nữ thì ghi Ms. + TENNV, 
  • Nam thì ghi Mr. + TENNV, 
  • Ngược lại Khong_ro + TENNV

Simple CASE
-- Simple CASE 
SELECT 'Ten_nhanvien Simple CASE ' = CASE NHANVIEN.PHAI
	WHEN N'Nữ' THEN 'Ms. ' + NHANVIEN.TENNV
	WHEN N'Nam' THEN 'Mr. ' + NHANVIEN.TENNV
	ELSE 'Khong_ro ' + NHANVIEN.TENNV
	END
FROM NHANVIEN

Searched CASE
-- Searched CASE
SELECT 'ten nv' = CASE 
	WHEN NHANVIEN.PHAI LIKE N'Nữ' THEN 'Ms. ' + NHANVIEN.TENNV
	WHEN NHANVIEN.PHAI LIKE N'Nam' THEN 'Mr. ' + NHANVIEN.TENNV
	ELSE 'Khong_ro ' + NHANVIEN.TENNV
	END
FROM NHANVIEN


Viết chương trình tính thuế mà nhân viên phải đóng theo công thức:

  • 0<luong<25000 thì đóng 10% tiền lương
  • 25000<luong<30000 thì đóng 12% tiền lương
  • 30000<luong<40000 thì đóng 15% tiền lương
  • 40000<luong<50000 thì đóng 20% tiền lương
  • Luong>50000 đóng 25% tiền lương


Thực hiện yêu cầu (Searched Case)

SELECT
	NHANVIEN.TENNV
	,NHANVIEN.LUONG
	,'Dong Thue' = CASE
			WHEN NHANVIEN.LUONG between 0 and 25000 THen NHANVIEN.LUONG * 0.1
			WHEN NHANVIEN.LUONG between 25000 and 30000 THen NHANVIEN.LUONG * 0.12
			WHEN NHANVIEN.LUONG between 30000 and 40000 THen NHANVIEN.LUONG * 0.15
			WHEN NHANVIEN.LUONG between 40000 and 50000 THen NHANVIEN.LUONG * 0.20
			ELSE NHANVIEN.LUONG * 0.25
	END
FROM NHANVIEN

NotedCâu hỏi đặt ra ở câu lệnh trên là nếu mức lương 25000 thì thuế sẽ đóng là 10% hay 12% ? => Máy tính sẽ thực hiện từ trên xuống nếu lương 25000 thỏa mản điều kiện đầu nên thuế sẽ đóng là 10% (Thứ tự các câu lệnh trong trường hợp này các bạn cần để ý)


Xong!

[Database-Tự Học SQL] COM2034_SQL Server - Lab 3: Các Hàm Hệ Thống & Xử Lý Chuỗi

NỘI DUNG: 

Bài 1:
Với mỗi đề án, liệt kê tên đề án và tổng số giờ làm việc một tuần của tất cả các nhân viên tham dự đề án đó. 
  • Xuất định dạng “tổng số giờ làm việc” kiểu decimal với 2 số thập phân.
  • Xuất định dạng “tổng số giờ làm việc” kiểu varchar
Với mỗi phòng ban, liệt kê tên phòng ban và lương trung bình của những nhân viên làm việc cho phòng ban đó.
  • Xuất định dạng “luong trung bình” kiểu decimal với 2 số thập phân, sử dụng dấu phẩy để phân biệt phần nguyên và phần thập phân.
  • Xuất định dạng “luong trung bình” kiểu varchar. Sử dụng dấu phẩy tách cứ mỗi 3 chữ số trong chuỗi ra, gợi ý dùng thêm các hàm Right, Replace

Bài 2: 
Sử dụng các hàm toán học
Với mỗi đề án, liệt kê tên đề án và tổng số giờ làm việc một tuần của tất cả các nhân viên tham dự đề án đó.
  • Xuất định dạng “tổng số giờ làm việc” với hàm CEILING
  • Xuất định dạng “tổng số giờ làm việc” với hàm FLOOR
  • Xuất định dạng “tổng số giờ làm việc” làm tròn tới 2 chữ số thập phân

Cho biết họ tên nhân viên (HONV, TENLOT, TENNV) có mức lương trên mức lương trung bình (làm tròn đến 2 số thập phân) của phòng "Nghiên cứu"

Bài 3:
Sử dụng các hàm xử lý chuỗi
Danh sách những nhân viên (HONV, TENLOT, TENNV, DCHI) có trên 2 thân nhân, thỏa các yêu cầu
  • Dữ liệu cột HONV được viết in hoa toàn bộ
  • Dữ liệu cột TENLOT được viết chữ thường toàn bộ
  • Dữ liệu chột TENNV có ký tự thứ 2 được viết in hoa, các ký tự còn lại viết thường (ví dụ: kHanh)
  • Dữ liệu cột DCHI chỉ hiển thị phần tên đường, không hiển thị các thông tin khác như số nhà hay thành phố.
Cho biết tên phòng ban và họ tên trưởng phòng của phòng ban có đông nhân viên nhất, hiển thị thêm một cột thay thế tên trưởng phòng bằng tên “Fpoly”

Bài 4:
Sử dụng các hàm ngày tháng năm
  • Cho biết các nhân viên có năm sinh trong khoảng 1960 đến 1965.
  • Cho biết tuổi của các nhân viên tính đến thời điểm hiện tại.
  • Dựa vào dữ liệu NGSINH, cho biết nhân viên sinh vào thứ mấy.
  • Cho biết số lượng nhân viên, tên trưởng phòng, ngày nhận chức trưởng phòng và ngày nhận chức trưởng phòng hiển thi theo định dạng dd-mm-yy (ví dụ 25-04-2019)
Bài 5:  
Cho biết các nhân viên nhỏ tuổi nhất có tham gia dự án
Cho biết khoảng cách giữa lương cao nhất và lương thấp nhất là bao nhiêu. Thông tin hiển thị gồm: LuongCaoNhat, LuongThapNhat, ChenhLech. Định dạng lương theo mẫu (#,##0 triệu đồng).
 Hiển thị danh sách nhân viên gồm các thông tin: Mã nhân viên, họ và tên, Năm sinh, Độ tuổi
Được xét dựa trên tuổi: 
- Tuổi >50 : Cao tuổi
- Tuổi từ 25 – 50: Trung bình
- Tuổi <25: Nhỏ tuổi

THỰC HIỆN:

Bài 1:
Với mỗi đề án, liệt kê tên đề án và tổng số giờ làm việc một tuần của tất cả các nhân viên tham dự đề án đó. 
SELECT 
	DEAN.TENDEAN
	,SUM ( PHANCONG.THOIGIAN) AS 'Tong_thoi_gian'
FROM DEAN
	INNER JOIN CONGVIEC ON DEAN.MADA = CONGVIEC.MADA
	INNER JOIN PHANCONG ON CONGVIEC.MADA = PHANCONG.MADA
GROUP BY DEAN.TENDEAN

Xuất định dạng “tổng số giờ làm việc” kiểu decimal với 2 số thập phân.
Xuất định dạng “tổng số giờ làm việc” kiểu varchar
SELECT 
	DEAN.TENDEAN
	,SUM ( PHANCONG.THOIGIAN) AS 'Tong_thoi_gian'
	,CAST(SUM ( PHANCONG.THOIGIAN) AS DECIMAL (10,2)) AS 'Tong_thoi_gian_CAST_DEC_2_ThapPhan'
	,CONVERT( DECIMAL (10,2), SUM ( PHANCONG.THOIGIAN)) AS 'Tong_thoi_gian_CONVERT_DEC_2_ThapPhan'
FROM DEAN
	INNER JOIN CONGVIEC ON DEAN.MADA = CONGVIEC.MADA
	INNER JOIN PHANCONG ON CONGVIEC.MADA = PHANCONG.MADA
GROUP BY DEAN.TENDEAN

Với mỗi phòng ban, liệt kê tên phòng ban và lương trung bình của những nhân viên làm việc cho phòng ban đó.
SELECT PHONGBAN.TENPHG, 
	AVG(NHANVIEN.LUONG)
FROM PHONGBAN
	INNER JOIN NHANVIEN ON PHONGBAN.MAPHG = NHANVIEN.PHG
GROUP BY PHONGBAN.TENPHG

Xuất định dạng “luong trung bình” kiểu decimal với 2 số thập phân, sử dụng dấu phẩy để phân biệt phần nguyên và phần thập phân.
SELECT PHONGBAN.TENPHG, 
	CONVERT(DECIMAL(20,2),AVG(NHANVIEN.LUONG)) AS Decimal_2_ThapPhan,
	REPLACE(CONVERT(DECIMAL(20,2),AVG(NHANVIEN.LUONG)),'.',',') AS Decimal_2_ThapPhan_thay_CHAM_thanh_PHAY
FROM PHONGBAN
	INNER JOIN NHANVIEN ON PHONGBAN.MAPHG = NHANVIEN.PHG
GROUP BY PHONGBAN.TENPHG

Xuất định dạng “luong trung bình” kiểu varchar. Sử dụng dấu phẩy tách cứ mỗi 3 chữ số trong chuỗi ra, gợi ý dùng thêm các hàm Right, Replace
SELECT PHONGBAN.TENPHG, 
	CONVERT(VARCHAR,AVG(NHANVIEN.LUONG)) AS Kieu_Varchar,
	REPLACE(CONVERT(VARCHAR,AVG(NHANVIEN.LUONG)), /* chuyển lương trung bình sang VARCHAR */
			RIGHT(CONVERT(VARCHAR(10),AVG(NHANVIEN.LUONG)),3), /* Tìm chuỗi */
			',' + RIGHT(CONVERT(VARCHAR(10),AVG(NHANVIEN.LUONG)),3) ) /* Thay thế bằng chuỗi mới */
			AS Tach_nhom_3_chu_so
FROM PHONGBAN
	INNER JOIN NHANVIEN ON PHONGBAN.MAPHG = NHANVIEN.PHG
GROUP BY PHONGBAN.TENPHG

Noted: Yêu cầu chủ yếu để các bạn thực hành và hiểu về các sử dụng các hàm đã học. Các bạn cũng có thể sử dụng hàm FORMAT trong trường hợp này.

SELECT PHONGBAN.TENPHG
	,FORMAT(AVG(NHANVIEN.LUONG), '#,###.#0')
FROM PHONGBAN
	INNER JOIN NHANVIEN ON PHONGBAN.MAPHG = NHANVIEN.PHG
GROUP BY PHONGBAN.TENPHG

Ngoài ra hàm FORMAT cũng có thể dùng để định dạng ngày tháng năm. Ví dụ: FORMAT (GETDATE(), 'dd/mm/yyy hh:mm:ss') 
Các bạn có thể tìm hiểu hàm FORMAT tại đây

Bài 2: 
SỬ DỤNG CÁC HÀM TOÁN HỌC

Với mỗi đề án, liệt kê tên đề án và tổng số giờ làm việc một tuần của tất cả các nhân viên tham dự đề án đó.
SELECT DEAN.TENDEAN, 
	SUM(THOIGIAN) 
FROM DEAN
	INNER JOIN CONGVIEC ON dean.MADA = CONGVIEC.MADA
	INNER JOIN PHANCONG ON CONGVIEC.MADA = PHANCONG.MADA
GROUP BY DEAN.TENDEAN


Xuất định dạng “tổng số giờ làm việc” với hàm CEILING
Xuất định dạng “tổng số giờ làm việc” với hàm FLOOR
Xuất định dạng “tổng số giờ làm việc” làm tròn tới 2 chữ số thập phân
SELECT DEAN.TENDEAN, 
	CEILING(SUM(THOIGIAN)) AS Ham_CEILING,
	FLOOR(SUM(THOIGIAN)) AS Ham_FLOOR,
	ROUND(SUM(THOIGIAN),2) AS Ham_ROUND_2_So_ThapPhan
FROM DEAN
	INNER JOIN CONGVIEC ON dean.MADA = CONGVIEC.MADA
	INNER JOIN PHANCONG ON CONGVIEC.MADA = PHANCONG.MADA
GROUP BY DEAN.TENDEAN

Cho biết họ tên nhân viên (HONV, TENLOT, TENNV) có mức lương trên mức lương trung bình (làm tròn đến 2 số thập phân) của phòng "Nghiên cứu"

Chuẩn bị truy vấn
-- chuẩn bị 
SELECT HONV, TENLOT, TENNV
	, LUONG
FROM NHANVIEN
WHERE LUONG > (SELECT AVG(LUONG) FROM NHANVIEN AS nvien, PHONGBAN AS pban
				WHERE nvien.PHG = pban.MAPHG and TENPHG = N'Nghiên cứu')

Dùng hàm ROUND để thực hiện yêu cầu
SELECT HONV, TENLOT, TENNV
	, ROUND(LUONG,2)
FROM NHANVIEN
WHERE LUONG > (SELECT AVG(LUONG) FROM NHANVIEN AS nvien, PHONGBAN AS pban
				WHERE nvien.PHG = pban.MAPHG and TENPHG = N'Nghiên cứu')

Bài 3: 
SỬ DỤNG CÁC HÀM XỬ LÝ CHUỖI

Danh sách những nhân viên (HONV, TENLOT, TENNV, DCHI) có trên 2 thân nhân, thỏa các yêu cầu (1)
-- chuẩn bị
SELECT THANNHAN.MA_NVIEN
	,HONV
	,TENLOT
	,TENNV
	,DCHI
	,COUNT(THANNHAN.MA_NVIEN)
FROM THANNHAN
	INNER JOIN NHANVIEN ON THANNHAN.MA_NVIEN = NHANVIEN.MANV
GROUP BY THANNHAN.MA_NVIEN,HONV, TENLOT, TENNV, DCHI
HAVING COUNT(THANNHAN.MA_NVIEN) > 2

Dữ liệu cột HONV được viết in hoa toàn bộ
Dữ liệu cột TENLOT được viết chữ thường toàn bộ
Dữ liệu chột TENNV có ký tự thứ 2 được viết in hoa, các ký tự còn lại viết thường (ví dụ: kHanh)
SELECT THANNHAN.MA_NVIEN
	, UPPER ( HONV)
	, LOWER(TENLOT)
	, LEFT(LOWER(TENNV),1) + UPPER (SUBSTRING(LOWER(TENNV), 2,1)) + RIGHT(LOWER(TENNV), LEN(LOWER(TENNV))-2)
	, NHANVIEN.DCHI 
	,COUNT(THANNHAN.MA_NVIEN)
FROM THANNHAN
INNER JOIN NHANVIEN ON THANNHAN.MA_NVIEN = NHANVIEN.MANV
GROUP BY THANNHAN.MA_NVIEN,HONV, TENLOT, TENNV, DCHI
HAVING COUNT(THANNHAN.MA_NVIEN) > 2

Dữ liệu cột DCHI chỉ hiển thị phần tên đường, không hiển thị các thông tin khác như số nhà hay thành phố.

Chúng ta sẽ dùng hàm substring trong trường hợp này, chạy với truy đơn giản trước (2)
SELECT DCHI
,SUBSTRING(DCHI,
		CHARINDEX(' ', DCHI) +1, 
		 /*chiều dài của địa chỉ, TRỪ vị trí khoảng trắng đầu tiên, TRỪ cho vị trị trí của dấu phẩy sau khi đảo ngược địa chỉ */
		LEN(DCHI) - CHARINDEX(' ', DCHI) - CHARINDEX(',', REVERSE( DCHI))) AS DIACHI
FROM  NHANVIEN

Hoặc
SELECT SUBSTRING (NHANVIEN.DCHI,
					CHARINDEX(' ',NHANVIEN.DCHI ) + 1, -- căn cứ vào khoảng trắng đầu tiên để xác định vị trí bắt đầu lấy
					CHARINDEX(',',NHANVIEN.DCHI)-1 - CHARINDEX(' ',NHANVIEN.DCHI )) -- xác định vị trí dấu phẩy, sau đó trừ đi vị trí khoảng trắng đầu tiên
FROM NHANVIEN

Thay vào câu (2) vào (1)
SELECT THANNHAN.MA_NVIEN
	,HONV
	,TENLOT
	,TENNV
	,SUBSTRING (NHANVIEN.DCHI,
				CHARINDEX(' ',NHANVIEN.DCHI ) + 1, 
				CHARINDEX(',',NHANVIEN.DCHI)-1 - CHARINDEX(' ',NHANVIEN.DCHI )) 
	,COUNT(THANNHAN.MA_NVIEN)
FROM THANNHAN
	INNER JOIN NHANVIEN ON THANNHAN.MA_NVIEN = NHANVIEN.MANV
GROUP BY THANNHAN.MA_NVIEN,HONV, TENLOT, TENNV, DCHI
HAVING COUNT(THANNHAN.MA_NVIEN) > 2

Cho biết tên phòng ban và họ tên trưởng phòng của phòng ban có đông nhân viên nhất, hiển thị thêm một cột thay thế tên trưởng phòng bằng tên “Fpoly”

Lấy ra phòng có số nhân viên đông nhất (chưa có tên trưởng phòng)
-- lấy phòng có số nhân viên đông nhất
SELECT TOP 1
	NHANVIEN.PHG
	, PHONGBAN.TENPHG
	, PHONGBAN.TRPHG
	, COUNT(NHANVIEN.MANV) AS so_nhanvien
FROM NHANVIEN
	INNER JOIN PHONGBAN ON NHANVIEN.PHG = PHONGBAN.MAPHG
GROUP BY NHANVIEN.PHG, PHONGBAN.TENPHG, PHONGBAN.TRPHG
ORDER BY so_nhanvien DESC

Hiển thị thêm tên trưởng phòng
-- PHONGBAN.TRPHG là mã số nhân viên, ngoài ra bảng nhân viên (manv) và bảng phòng ban (trphg) còn có quan hệ khác 
SELECT TOP 1
	NHANVIEN.PHG
	, PHONGBAN.TENPHG
	, PHONGBAN.TRPHG
	, nhan_vien2.TENNV
	, COUNT(NHANVIEN.MANV) AS so_nhanvien
FROM NHANVIEN
	INNER JOIN PHONGBAN ON NHANVIEN.PHG = PHONGBAN.MAPHG
	INNER JOIN NHANVIEN AS nhan_vien2 ON nhan_vien2.MANV = PHONGBAN.TRPHG
GROUP BY NHANVIEN.PHG, PHONGBAN.TENPHG, PHONGBAN.TRPHG, nhan_vien2.TENNV
ORDER BY so_nhanvien DESC

Thực hiện theo yêu cầu đề bài
-- Thực hiện thay thế theo yêu cầu
SELECT TOP 1
	NHANVIEN.PHG
	, PHONGBAN.TENPHG
	, PHONGBAN.TRPHG
    , nhan_vien2.TENNV
	, REPLACE( nhan_vien2.TENNV,  nhan_vien2.TENNV, 'Fpoly') AS Thay_the_ten_TruongPhong
	, COUNT(NHANVIEN.MANV) AS so_nhanvien
FROM NHANVIEN
	INNER JOIN PHONGBAN ON NHANVIEN.PHG = PHONGBAN.MAPHG
	INNER JOIN NHANVIEN AS nhan_vien2 ON nhan_vien2.MANV = PHONGBAN.TRPHG
GROUP BY NHANVIEN.PHG, PHONGBAN.TENPHG, PHONGBAN.TRPHG, nhan_vien2.TENNV
ORDER BY so_nhanvien DESC

Bài 4: 
SỬ DỤNG CÁC HÀM NGÀY THÁNG NĂM

Cho biết các nhân viên có năm sinh trong khoảng 1960 đến 1965.
SELECT NHANVIEN.MANV
	, NHANVIEN.TENNV
	, DATENAME(year, NHANVIEN.NGSINH) 
FROM NHANVIEN
WHERE 
	YEAR(NHANVIEN.NGSINH) BETWEEN 1960 AND 1965

Cho biết tuổi của các nhân viên tính đến thời điểm hiện tại.
SELECT 
	MANV, TenNV, YEAR(GETDATE()) - YEAR(NGSINH) as 'Tuoi'
FROM NHANVIEN;

Dựa vào dữ liệu NGSINH, cho biết nhân viên sinh vào thứ mấy.
SELECT NHANVIEN.MANV
	, NHANVIEN.TENNV
	, DATENAME(WEEKDAY, NHANVIEN.NGSINH) 
FROM NHANVIEN

Cho biết số lượng nhân viên, tên trưởng phòng, ngày nhận chức trưởng phòng và ngày nhận chức trưởng phòng hiển thi theo định dạng dd-mm-yy (ví dụ 25-04-2019)

Ban đầu chúng ta chỉ hiển thị mã trưởng phòng
-- Hiển thị mã trưởng phòng, dùng để nháp và lập luận
SELECT COUNT(NHANVIEN.MANV)
	, PHONGBAN.TRPHG
	, CONVERT(VARCHAR,NG_NHANCHUC,105)
FROM NHANVIEN
	INNER JOIN PHONGBAN ON NHANVIEN.PHG = PHONGBAN.MAPHG 
GROUP BY PHONGBAN.TRPHG, CONVERT(VARCHAR,NG_NHANCHUC,105)

Noted: Vì trưởng phòng cũng là một nhân viên, nên chúng ta có thể biết được tên nhân viên nhờ mã trưởng phòng (mã nhân viên) trong bảng NHANVIEN. 
SELECT COUNT(NHANVIEN.MANV)
	,PHONGBAN.TRPHG
	,nhan_vien2.TENNV
	, CONVERT(VARCHAR,NG_NHANCHUC,105)
FROM NHANVIEN
	INNER JOIN PHONGBAN ON NHANVIEN.PHG = PHONGBAN.MAPHG
	INNER JOIN NHANVIEN AS nhan_vien2 ON nhan_vien2.MANV = PHONGBAN.TRPHG 
GROUP BY PHONGBAN.TRPHG, nhan_vien2.TENNV, CONVERT(VARCHAR,NG_NHANCHUC,105)

Bài 5:  
Cho biết các nhân viên nhỏ tuổi nhất có tham gia dự án
Cho biết khoảng cách giữa lương cao nhất và lương thấp nhất là bao nhiêu. Thông tin hiển thị gồm: LuongCaoNhat, LuongThapNhat, ChenhLech. Định dạng lương theo mẫu (#,##0 triệu đồng).
 Hiển thị danh sách nhân viên gồm các thông tin: Mã nhân viên, họ và tên, Năm sinh, Độ tuổi
Được xét dựa trên tuổi: 
- Tuổi >50 : Cao tuổi
- Tuổi từ 25 – 50: Trung bình
- Tuổi <25: Nhỏ tuổi
??

Xong!

[Database-Tự Học SQL] COM2034_SQL Server - Lab 2: Sử Dụng Biến

NỘI DUNG

A. Chương trình tính diện tích, chu vi hình chữ nhật khi biết chiều dài và chiều rộng.

B. Dựa trên csdl QLDA thực hiện truy vấn, các giá trị truyền vào và trả ra phải dưới dạng sử dụng biến.
1. Cho biêt nhân viên có lương cao nhất
2. Cho biết họ tên nhân viên (HONV, TENLOT, TENNV) có mức lương trên mức lương trung bình của phòng "Nghiên cứu”
3. Với các phòng ban có mức lương trung bình trên 30,000, liệt kê tên phòng ban và số lượng nhân viên của phòng ban đó.
4. Với mỗi phòng ban, cho biết tên phòng ban và số lượng đề án mà phòng ban đó chủ trì


THỰC HIỆN


A. Chương trình tính diện tích, chu vi hình chữ nhật khi biết chiều dài và chiều rộng.
/*
Chu vi (C) = (dai + rong ) * 2
Dien tich (S) = dai * rong
*/

DECLARE @dai INT, @rong INT, @chu_vi INT, @dien_tich INT
SET @dai = 30
SET @rong = 20
SET @chu_vi = (@dai + @rong	) * 2
SET @dien_tich = @dai * @rong

PRINT @chu_vi
PRINT @dien_tich

-- hoặc
PRINT 'Chu vi: ' + CONVERT(CHAR(10),@chu_vi)
PRINT 'Dien tich: ' + CONVERT(CHAR(10),@dien_tich)

-- hoặc
SELECT @chu_vi AS Chu_vi, @dien_tich AS Dien_tich
Biến dùng để lưu trữ các giá trị tạm thời trong quá trình thực thi chương trình

B. Dựa trên csdl QLDA thực hiện truy vấn, các giá trị truyền vào và trả ra phải dưới dạng sử dụng biến.

1. Cho biêt nhân viên có lương cao nhất
-- chuẩn bị
SELECT  MAX(luong) FROM NHANVIEN 

SELECT * 
FROM NHANVIEN 
WHERE 
	LUONG = (SELECT  MAX(luong) FROM NHANVIEN )

-- dùng biến
DECLARE @max_luong INT
SET @max_luong = (SELECT  MAX(luong) FROM NHANVIEN)
                    
SELECT * 
FROM NHANVIEN 
WHERE 
	LUONG = @max_luong


2. Cho biết họ tên nhân viên (HONV, TENLOT, TENNV) có mức lương trên mức lương trung bình của phòng "Nghiên cứu”
-- chuẩn bị
SELECT  AVG(luong) 
FROM NHANVIEN, PHONGBAN 
WHERE 
		PHONGBAN.MAPHG = NHANVIEN.PHG 
	AND PHONGBAN.TENPHG LIKE N'Nghiên cứu' /* (1) */

SELECT CONCAT(HONV,' ', TENLOT,' ', TENNV) AS Ho_va_Ten 
FROM NHANVIEN 
WHERE 
	LUONG > /* (1) */ (SELECT  AVG(luong) 
				FROM NHANVIEN, PHONGBAN 
				WHERE 
						PHONGBAN.MAPHG = NHANVIEN.PHG 
					AND PHONGBAN.TENPHG LIKE N'Nghiên cứu')

-- dùng biến
DECLARE @avg_luong INT
/* gán (1) vào biến @avg_luong */
SET @avg_luong = (SELECT  AVG(luong) 
					FROM NHANVIEN, PHONGBAN 
					WHERE 
							PHONGBAN.MAPHG = NHANVIEN.PHG 
						AND PHONGBAN.TENPHG LIKE N'Nghiên cứu' /* (1) */
					)
SELECT CONCAT(HONV,' ', TENLOT,' ', TENNV) AS Ho_va_Ten, LUONG FROM NHANVIEN WHERE LUONG > @avg_luong

-- HOẶC, nói chung có nhiều cách giải nhá các bạn, chủ yếu là biết cách dùng biến thế nào, tạm thời chúng ta không xét phần data type trong chủ đề này
BEGIN
	DECLARE @avg_luong INT;
	
	SELECT @avg_luong = AVG(luong) FROM PHONGBAN 
	INNER JOIN NHANVIEN on PHONGBAN.MAPHG = NHANVIEN.PHG
	WHERE PHONGBAN.TENPHG = N'Nghiên cứu';
    SELECT * FROM NHANVIEN WHERE luong > @avg_luong;
	-- SELECT CONCAT(honv, tenlot) AS 'Họ Tên Lót', luong FROM NHANVIEN WHERE luong > @avg_luong;

-- có thể dùng thêm biến bảng
DECLARE @ket_qua TABLE (honv NVARCHAR(20), tenlot NVARCHAR(20), luong FLOAT);
	INSERT INTO @ket_qua
	SELECT HONV,TENLOT,LUONG FROM NHANVIEN WHERE luong > @avg_luong;

	SELECT CONCAT(honv, tenlot) AS 'Họ Tên Lót', luong FROM @ket_qua;

END;

-- hoặc

DECLARE @NGHIENCUU INT
SET @NGHIENCUU = (SELECT  PHONGBAN.MAPHG FROM PHONGBAN WHERE PHONGBAN.TENPHG = N'NGHIÊN CỨU')

-- SELECT * FROM  NHANVIEN WHERE NHANVIEN.PHG = 5;
-- SELECT AVG(NHANVIEN.LUONG) FROM  NHANVIEN WHERE NHANVIEN.PHG = @NGHIENCUU;

DECLARE @LUONGTB  FLOAT;

SET @LUONGTB = (SELECT AVG(NHANVIEN.LUONG) FROM  NHANVIEN WHERE NHANVIEN.PHG = @NGHIENCUU)

-- SELECT @LUONGTB

SELECT CONCAT(NHANVIEN.HONV, ' ', NHANVIEN.TENLOT, ' ', NHANVIEN.TENNV) AS [Họ và tên], LUONG as [Lương] FROM NHANVIEN WHERE LUONG > @LUONGTB




3. Với các phòng ban có mức lương trung bình trên 30,000, liệt kê tên phòng ban và số lượng nhân viên của phòng ban đó.
-- chuẩn bị
SELECT PHONGBAN.TENPHG, COUNT(NHANVIEN.MANV) FROM PHONGBAN,NHANVIEN 
WHERE PHONGBAN.MAPHG = NHANVIEN.PHG  
GROUP BY PHONGBAN.TENPHG

SELECT PHONGBAN.TENPHG, COUNT(NHANVIEN.MANV), AVG(Luong)  FROM PHONGBAN,NHANVIEN 
WHERE (PHONGBAN.MAPHG = NHANVIEN.PHG)  
GROUP BY PHONGBAN.TENPHG 
HAVING AVG(Luong) > 31000

-- dùng biến bảng
DECLARE @cau3 TABLE (ten_pb NVARCHAR(20), so_luong INT, avg_luong INT)

INSERT INTO @cau3
SELECT PHONGBAN.TENPHG, COUNT(NHANVIEN.MANV), AVG(Luong)  FROM PHONGBAN,NHANVIEN 
WHERE (PHONGBAN.MAPHG = NHANVIEN.PHG)  
GROUP BY PHONGBAN.TENPHG 
HAVING AVG(Luong) > 31000

SELECT * FROM @cau3


4. Với mỗi phòng ban, cho biết tên phòng ban và số lượng đề án mà phòng ban đó chủ trì
-- chuẩn bị bảng
SELECT * FROM DEAN

SELECT COUNT(mada) FROM DEAN GROUP BY phong

SELECT phongban.TENPHG, COUNT(mada) FROM DEAN, PHONGBAN WHERE DEAN.PHONG = PHONGBAN.MAPHG GROUP BY phongban.TENPHG

-- dùng biến
DECLARE @cau4 TABLE (ten_pb NVARCHAR(20), so_dean INT)
INSERT INTO @cau4
SELECT phongban.TENPHG, COUNT(mada) FROM DEAN, PHONGBAN WHERE DEAN.PHONG = PHONGBAN.MAPHG GROUP BY phongban.TENPHG

SELECT * FROM @cau4


Xong!

[Database-Tự Học SQL] Backup SQL Server - Script To Backup All SQL Server Databases - T-SQL

NỘI DUNG:

1. Thực hiện trên Microsoft SQL Server Management Studio

  • Tạo đường dẫn để lưu các file backup  (1)
  • Định nghĩa tên file  (2)
  • Trích lọc chọn các database cần backup  (3)
  • Thực hiện vòng lặp để duyệt hết list các database (3) cần backup
  • Tạo script backup với các thông tin từ (1), (2), (3)
  • Thực hiện backup test

2. Thực hiện trên SQL Server Configuration Manager

  • Enable TCP/IP và gán port sẽ sử dụng cho SQL Server
  • Restart SQL Server Service

3. Thực hiện trên Windows

  • Allow inbound rules trên Windows Firewall và kiểm tra
  • Tạo file script kết hợp SQL command line lưu với tên file OSQL_call_bk_SQL.bat
  • Tạo file script tìm xóa chỉ giữ lại các file trong 3 ngày gần nhất  và lưu lại với tên forfile_del.bat
  • Tạo file script có tên schedule_cmd.bat call và thực thi OSQL_call_bk_SQL.bat và forfile_del.bat
  • Khởi tạo lập lịch back up định kỳ.


THỰC HIỆN

1. Thực hiện trên Microsoft SQL Server Management Studio

  • Tạo đường dẫn để lưu các file backup
  • Định nghĩa tên file 
  • Trích lọc chọn các database cần backup
  • Thực hiện vòng lặp để duyệt hết list các database (mục 3) cần backup
  • Tạo script backup với các thông tin từ mục 1, mục 2, mục 3
  • Thực hiện backup test
CODE:
Tạo file bk_QSL.sql
DECLARE @name NVARCHAR(256) -- ten database 
DECLARE @path NVARCHAR(512) -- duong dan de luu backup files  
DECLARE @fileName NVARCHAR(512) -- ten file backup  
DECLARE @fileDate NVARCHAR(40) -- lay ngay gio he thong luu vao bien nay ket hop voi fileName
 
-- (1) cai dat duong dan, ban phai dam bao folder dang ton tai
SET @path = 'C:\SQL_backups\BAKs' 
 
-- thuc hien lay ngay gio he thong luu vao bien
SELECT @fileDate = (SELECT FORMAT (getdate(), 'yyyymmdd_hhmmss'))
 
DECLARE db_cursor CURSOR READ_ONLY FOR  
SELECT [name] -- (3) thuc hien trich loc file can backup
FROM master.sys.databases 
WHERE name NOT IN ('master','model','msdb','tempdb')  -- khong lay cac database he thong
AND state = 0 -- cac database online
AND is_in_standby = 0 -- database is not read only for log shipping
AND [name] not like 'ReportServer%' -- databases he thong (tuy version ma 'ReportServer...' co database nay hay khong)

OPEN db_cursor   
FETCH NEXT FROM db_cursor INTO @name   
 
WHILE @@FETCH_STATUS = 0   -- lap duyet qua tat ca database
BEGIN   
   SET @fileName = @path + '\' + @fileDate + '_' + @name + '.BAK'  -- (2) ten file gom: duong dan + ngay gio + ten cua database
   BACKUP DATABASE @name TO DISK = @fileName  -- thuc hien backup FULL
   -- WITH DIFFERENTIAL -- co the thuc hien backup thay doi
   
	RESTORE VERIFYONLY -- kiem tra xem back up thanh cong hay khong, co doc duoc hay khong
	FROM DISK = @fileName
	

   FETCH NEXT FROM db_cursor INTO @name   
END   
 
CLOSE db_cursor   
DEALLOCATE db_cursor

Tùy nhu cầu, chúng ta có thể backup log với cấu trúc lệnh
BACKUP LOG [ten_database]
TO DISK = 'C:\SQL_backups\tenfile_canluu.trn'
GO
Hoặc tham khảo thêm các lựa chọn khác tại đây 

Noted: Ghi chú tiếng việt có dấu trong phần code T-SQL sẽ bị lỗi khi sử dụng lệnh osql nên chúng tôi ghi chú tiếng việt không dấu


CHẠY THỬ:
Processed 496 pages for database 'QLDA', file 'QLDA' on file 1.
Processed 1 pages for database 'QLDA', file 'QLDA_log' on file 1.
BACKUP DATABASE successfully processed 497 pages in 0.068 seconds (57.006 MB/sec).
Processed 432 pages for database 'QL_NhaTro', file 'QL_NhaTro' on file 1.
Processed 1 pages for database 'QL_NhaTro', file 'QL_NhaTro_log' on file 1.
BACKUP DATABASE successfully processed 433 pages in 0.061 seconds (55.351 MB/sec).
Processed 400 pages for database 'QLDA_COM2034', file 'QLDA' on file 1.
Processed 2 pages for database 'QLDA_COM2034', file 'QLDA_log' on file 1.
BACKUP DATABASE successfully processed 402 pages in 0.194 seconds (16.168 MB/sec).

Completion time: 2022-05-11T16:34:49.5008303+07:00

KẾT QUẢ:

2. Thực hiện trên SQL Server Configuration Manager

  • Enable TCP/IP và gán port sẽ sử dụng cho SQL Server: Đảm bảo TCP/IP đã Enable, và thiết lập port cho SQL Server (ở đây chúng tôi dùng port 1433)
- SQL Server Configuration Manager -> Protocols for SQL...-> TCP/IP -> Enable
- SQL Server Configuration Manager -> Protocols for SQL...-> TCP/IP -> Properties -> Tab IP Addresses -> IPAll -> TCPPort điền 1433 -> OK



  • Restart SQL Server Service: Khởi động lại SQL Server
Mở SQL Server Configuration Manager -> SQL Server Services -> SQL Server -> Restart



3. Thực hiện trên Windows

  • Allow inbound rules trên Windows Firewall và kiểm tra
    Mở cmd run as Administrator
netsh advfirewall firewall add rule name="Allow TCP Port 1433" dir=in action=allow protocol=TCP localport=1433


Ngoài ra chúng ta cũng có thể thêm port vào Windows Firewall bằng giao diện có thể tham khảo ở link này (mục 1.3)


    Kiểm tra port đã lắng nghe trên máy chưa (Listening là đã lắng nghe)

netstat -ano | find "1433"


    Kết quả:


Có thể kiểm tra thêm bằng phần mềm tcping cho chắc ăn (đảm bảo các máy khác cũng có thể truy cập được SQL với port 1433)

tcping -h localhost 1433

    Kết quả: Nếu 1433 is Open -> ổn

Noted: có thể thay localhost bằng IP hoặc tên máy tính của các bạn
Download phần mềm TCPING tại đây

  • Tạo file script kết hợp SQL command line lưu với tên file OSQL_call_bk_SQL.bat
Tạo file có tên OSQL_call_bk_SQL.bat
@echo off
set _DateTime=%date%%time%
set _DateTime=%_DateTime: =_%
set _DateTime=%_DateTime::=-%
set _DateTime=%_DateTime:/=-%
set _DateTime=%_DateTime:.=_%

set _srcScript="C:\SQL_backups\Script\bk_SQL.sql"
set _dstLogs="c:\SQL_Backups\Logs"

if NOT EXIST %_dstLogs% MD %_dstLogs%

::osql -E -S "localhost" -i "C:\SQL_backups\Script\bk_SQL.sql" 

osql -E -S "localhost" -i %_srcScript% -o "%_dstLogs%\%_DateTime%.txt"

@echo on

Noted: Tùy theo từng version mà sql command có thể là: iSQL, oSQL, SQLcmd,...... Đường dẫn đến file thường là (150 màu đỏ là tùy theo version mà chúng ta chọn cho hợp lý) C:\Program Files\Microsoft SQL Server\150\Tools\Binn


  • Tạo file script tìm xóa chỉ giữ lại các file trong 3 ngày gần nhất  và lưu lại với tên forfile_del.bat (tùy theo nhu cầu thực tế)
@echo off
set _DateTime=%date%%time%
set _DateTime=%_DateTime: =_%
set _DateTime=%_DateTime::=-%
set _DateTime=%_DateTime:/=-%
set _DateTime=%_DateTime:.=_%

set _path=C:\SQL_backups
set _dirfile=BAKs
set _logs=Logs

set _days=3
forfiles /p "%_path%\%_dirfile%" /s /m *.BAK /D -%_days% /C "cmd /c del /q @path&echo @path >>%_path%\%_logs%\%_DateTime%_DelFileList.txt"

@echo on 

  • Tạo file script có tên schedule_cmd.bat call và thực thi OSQL_call_bk_SQL.bat và forfile_del.bat 
call C:\SQL_backups\Script\OSQL_call_bk_SQL.bat
call C:\SQL_backups\Script\forfile_del.bat

Noted: Các bạn đảm bảo rằng trong đĩa C:\ (đây là Lab nên chúng tôi lưu như vậy) có các folder và file như hình dưới:
  • C:\SQL_backups\Logs: là nơi lưu trữ file log khi backup SQL và các file đã xóa file của lệnh forfiles
  • C:\SQL_backups\BAKs: chứa các file .bak là định dạng file backup của SQL
  • C:\SQL_backups\Script: chứa các file script



Các bạn có thể gọi thêm các script khác tùy theo nhu cầu, ví dụ: sau khi backup xong nén file log lại gửi đến email cho các bạn.
  • Khởi tạo lập lịch back up định kỳ.
Task Schedule -> Create Basic Task... -> đặt tên -> Next -> Daily (Tùy các bạn chọn) -> Next


Cài đặt thời gian chạy file backup -> Next -> Start a program -> Next

Chọn đường dẫn đến nơi chứa file cần thực thi -> Next -> Finish

Kiểm tra lại Task Schedule vừa tạo

Kết quả thực thi




Xong!

[Database-Tự Học SQL] COM2012_MySQL Bài 6 P1: Subqueries/Truy Vấn Con/Truy Vấn Lồng Trong SQL

A. Subquery NON-correlated: truy vấn con độc lập với truy vấn bên ngoài. Truy vấn con được thi hành thi hành đầu tiên và một lần duy nhất cho toàn bộ câu lệnh. Kết quả của truy vấn con được điền vào truy vấn bên ngoài, và cuối cùng thi hành truy vấn bên ngoài

B. Subquery correlated: Truy vấn con không độc lập hay có liên quan với truy vấn bên ngoài. Truy vấn con sử dụng các giá trị từ truy vấn bên ngoài trong mệnh đề WHERE của nó. Quá trình thực hiện như sau: các truy vấn bên ngoài được thực hiện trước tiên và sau đó thi hành truy vấn con bên trong cho mỗi dòng kết quả của truy vấn bên ngoài


YÊU CẦU:

  1. Hiển thị thông tin các nhân viên có mức lương cao nhất
  2. Hiển thị thông tin nhân viên có mức lương lớn hơn mức lương trung bình của toàn công ty
  3. Hiển thị thông tin nhân viên có mức lương lớn hơn tất cả các mức lương của nhân viên trong phòng PB001
  4. Hiển thị thông tin nhân viên có mức lương lớn hơn một trong các mức lương của nhân viên trong phòng PB001
  5. Hiển thị thông tin nhân viên thuộc các phòng ban có chữ "San Xuat" 
  6. Hiển thị các phòng ban không có nhân viên nào
  7. Hiển thị thông tin nhân viên mà nhân viên đó chưa được phân bổ phòng ban
  8. Hiển thị thông tin các nhân viên trong nhóm có lương cao thứ 3


THỰC HIỆN

Sử dụng database của bài trước (bài 5)

1. Hiển thị thông tin các nhân viên có mức lương cao nhất

SELECT * FROM nhan_vien 
WHERE luong = (			
				SELECT MAX(luong) FROM nhan_vien);


2. Hiển thị thông tin nhân viên có mức lương lớn hơn mức lương trung bình của toàn công ty

SELECT * FROM nhan_vien 
WHERE luong > (			
				SELECT AVG(luong) FROM nhan_vien);


3. Hiển thị thông tin nhân viên có mức lương lớn hơn tất cả các mức lương của nhân viên trong phòng PB001

SELECT * FROM nhan_vien 
WHERE luong > ALL (			
					SELECT luong FROM nhan_vien WHERE phongban_id = "PB001" );	


4. Hiển thị thông tin nhân viên có mức lương lớn hơn một trong các mức lương của nhân viên trong phòng PB001

SELECT * FROM nhan_vien 
WHERE luong > ANY (			
					SELECT luong FROM nhan_vien WHERE phongban_id = "PB001" );


5. Hiển thị thông tin nhân viên thuộc các phòng ban có chữ "San Xuat" 

SELECT * FROM nhan_vien 
WHERE phongban_id IN ( 			
						SELECT id FROM phong_ban WHERE ten_pb LIKE "San Xuat%");


6. Hiển thị các phòng ban không có nhân viên nào

SELECT * FROM phong_ban 
WHERE NOT EXISTS ( 			
					SELECT * FROM nhan_vien WHERE phong_ban.id = nhan_vien.phongban_id);
-- có thể dùng LEFT JOIN để so sánh kết quả
SELECT * FROM phong_ban	
LEFT JOIN nhan_vien ON phong_ban.id = nhan_vien.phongban_id
WHERE nhan_vien.id IS NULL;


7. Hiển thị thông tin nhân viên mà nhân viên đó chưa được phân bổ phòng ban

SELECT * FROM nhan_vien 			
WHERE NOT EXISTS (			
					SELECT * FROM phong_ban WHERE phong_ban.id = nhan_vien.phongban_id); 
-- không dùng subquery, chúng ta có thể dùng câu này để so sánh kết quả
SELECT * FROM nhan_vien WHERE phongban_id IS NULL;


8. Hiển thị thông tin các nhân viên trong nhóm có lương cao thứ 3
SELECT * FROM nhan_vien
WHERE luong = (
	SELECT DISTINCT luong
	FROM nhan_vien
    ORDER BY luong DESC
    LIMIT 2, 1 -- bỏ qua 2 dòng và lấy 1 dòng
	)
;

Xong!

/*header slide*/