Ta có sơ đồ đấu nối như hình vẽ trên. Ví dụ băng thông của đường link đấu nối giữa 2 switch là:
- 100 MB
Nếu PC_01 đang trao đổi dữ liệu với PC_03 và chúng sử dụng hết băng thông là 100MB, tại thời điểm đó nếu có bất cứ PC nào bên Zone_A muốn truy cập đến các PC bên Zone_B và ngược lại thì nó sẽ xảy ra hiện tượng tắc nghẽn và mọi traffic sẽ bị drop.
- 1.000 MB
- Và nếu PC_02 đang trao đổi dữ liệu với PC_04 và sẽ dự định sử dụng băng thông là 500 MB, lúc này cũng xảy ra hiện tượng tắc nghẽn vì 800 MB + 500 MB = 1.200 MB > 1.000 MB băng thông của đường link.
Giải pháp:
- Nâng cấp đường link lên 10 GB -> Quay lại bài toán về chi phí, chi phí tốn rất nhiều để nâng cấp lên 10 GB trong khi đó nhu cầu cần chỉ 1.200 MB, gây ra lãng phí
- Gắng nhiều link lại với nhau và bó chúng lại thành một EtherChannel nhằm mục đích tăng băng thông.
Với mô hình trên chúng ta nối nhiều đường link kết nối giữa 2 switch, lúc này sẽ tạo thành vòng loop nên spanning tree sẽ block 3/4 đường link này. Chính vì thế Etherchannel ra đời để giải quyết vấn đề này bằng cách chúng tạo ra một đường link ảo single virtual link hay chúng tạo ra một đường link luận lý bao gồm nhiều đường link vật lý (trường hợp là 4 đường link).
- Băng thông của đường link này được tính bằng tổng băng thông các đường link vật lý (4 x 1.000 MB = 4.000 MB), spanning tree xem đường link này là một đường logical link (luận lý), sẽ không có loop xảy ra và sẽ không có spaning tree tồn tại giữa các link này.
- Etherchannel sẽ thực hiện cân bằng tải - load balancing giữa các đường link này
- Đảm bảo tính dự phòng - redundancy, nếu trong các link vật lý bị lỗi nó vẫn làm việc với các link còn lại.
- Etherchannel hỗ trợ cả port Layer 2 (switch port) và port Layer 3 (routed port)
Tham khảo link Cisco Etherchannel, theo khuyến cáo thì nên sử dụng 2n đường link khi cấu hình Etherchannel.
Có hai phương thức để thiết lập Etherchannel giữa 2 switch đó là:
- Thiết lập tĩnh (static): thiết lập Etherchannel mà không sử dụng giao thức - protocol;
- Thương lượng tự động (dynamic)
Có hai giao thức sử dụng để thương lượng tự động Etherchannel trên các catalyst switch của cisco đó là:
- PAgP - Port Aggregation Protocol: là giao thức độc quyền của cisco, chỉ chạy trên các dòng sản phẩm switch của cisco
- LACP - Link Aggregation Control Protocol: là giao thức chuẩn quốc tế IEEE được chuẩn hóa bởi chuẩn IEEE 802.3ad
- Cùng tốc độ - speed
- Cùng duplex
- Cùng switchport mode (Access hoặc trunk)
- Cùng native vlan
- Cùng cho qua các danh sách vlan (allow vlan) phải giống nhau
- Phải chọn đúng mode hoạt động ở 2 đầu thiết bị thì mới có thể xây dựng được Etherchannel
Thực hành Etherchanel
Noted: Etherchannel không thể sử dụng nếu cấu hình SPAN là port destination.
Xong!